Một trong những thông tin cơ bản quan trọng trong giấy khai sinh là quê quán. Đây là giấy tờ pháp lý quan trọng của mỗi cá nhân bởi trên đó xác định những thông tin cơ bản của mỗi người. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà muốn thay đổi nội dung trong giấy khai sinh. Vậy có thể thay đổi quê quán của con trong khai sinh được không? Thủ tục cải chính quê quán trong giấy khai sinh như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Làm Giấy khai sinh cho con ở đâu?
– Người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Điều 13 Luật Hộ tịch 2014).
Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Luật Cư trú 2020.
– Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014).
Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch.
+ Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.
– Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú (điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
– Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện (khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP).
Thay đổi quê quán của con trong khai sinh được không?
Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Như vậy, quê quán của cá nhân sẽ được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán và được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo quê quán của cha hoặc mẹ.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Đối với các thông tin được đăng ký đúng theo quy định của pháp luật về hộ tịch (tại thời điểm đăng ký), không có căn cứ chứng minh, xác định được sai sót thì không có cơ sở để giải quyết yêu cầu cải chính thông tin quê quán.
Thay đổi quê quán trong giấy khai sinh.
Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính; bổ sung hộ tịch; điều chỉnh hộ tịch theo quy định này bao gồm:
“1. Thay đổi họ; tên; chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh; nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh; nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Thủ tục cải chính quê quán trong Giấy khai sinh.
Theo Điều 28, Điều 46 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục cải chính quê quán trong Giấy khai sinh được thực hiện như sau.
Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc cấp huyện (nếu có yếu tố nước ngoài) nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người từ đủ 14 tuổi trở lên. Hồ sơ gồm:
1- Tờ khai đăng ký việc cải chính hộ tịch (theo mẫu).
2- Bản chính giấy khai sinh.
3- Giấy tờ làm căn cứ cho việc cải chính quê quán.
4- Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch (để xác định về cá nhân người đó), kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch (trường hợp giải quyết trực tiếp).
Trong trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính: Người đi đăng ký hộ tịch nộp bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi hộ tịch là có cơ sở, phù hợp quy định của pháp luật dân sự, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi ký vào Sổ hộ tịch.
Sau đó báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Bước 3: Xuất trình giấy biên nhận và nhận kết quả.
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ làm lại giấy khai sinh giá rẻ nhanh chóng 2022
- Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh mới nhất
- Dịch vụ công chứng tại nhà uy tín, nhanh chóng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thay đổi quê quán của con trong khai sinh được không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ bảo hộ bản quyền tác giả trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
– Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này. Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Theo Điều 23 Nghị định 123/2015, có thể làm thủ tục đăng ký lại khai sinh tại:
Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi đã đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú.
UBND cấp quận huyện: Ví dụ người trên 14 tuổi thì cơ quan cấp huyện quản lý; hoặc người nước ngoài.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014:
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con;
– Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.