Thưa luật sư, tôi có làm mẫu ảnh cho một nhà hàng ẩm thực về dân tộc. Trong khi thực hiện bổ ảnh để làm mẫu cho nhà hàng thì có nhiều khách hàng chụp ảnh và đăng sai sự thật về thông tin của tôi. Luật sư có thể tư vấn cho tôi là cần phải làm như thế nào? Hành vi cá nhân đưa thông tin sai sự thật có bị phạt không ? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Hành vi cá nhân đưa thông tin sai sự thật? ; Quy định như như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Hành vi cá nhân đưa thông tin sai sự thật vi phạm pháp luật không?
Điều 37 “Bộ luật dân sự 2015” quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ“
Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, có quy định một trong các hành vi bị cấm như: đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, việc tung tin đồn thất thiệt, sai sự thật về cá nhân hay tổ chức nào đó hoặc tin đồn khủng bố, dịch bệnh…gây hoang mang cho người dân, lên các trang mạng xã hội là hành vi trái pháp luật. Như vậy, tội danh ở đây là đưa, chia sẻ thông tin sai sự thật xúc phạm đến uy tín và danh dự cá nhân
Do đó, người có hành vi vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi đó gây ra.
Cấu thành hành vi cá nhân đưa thông tin sai sự thật.
Về hành vi, có một trong ba dạng hành vi sau đây:
Hành vi thứ nhất: Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động…
Hành vi thứ hai: Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc ngưòi phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.
Hành vi thứ ba: Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện Ịnột tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.
Về hậu quả. Trong trường vì hành vi nêu trên dẫn đến gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành của tội này.
Khách thể của tội phạm
Hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Mặt chủ quan của tội phạm
Động cơ, mục đích xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiêu cấu thành cơ bản của tội này.
Lỗi của người thực hiện hành vi theo dạng thứ nhất của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Lỗi của người phạm tội trong dạng hành vi thứ hai là lỗi cố ý. Người phạm tội biết thông tin mà mình loan truyền là sai sự thật nhưng đã loan truyền nhằm mục đích xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật thì hành vi này không cấu thành tội này.
Lỗi của người phạm tội trong dạng hành vi thứ ba là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác họ.
Chủ thể của tội phạm
Là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật
Hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy mức độ vi phạm:
Xử phạt hành chính:
Nghị định 174/2013/NĐ-CP, xử phạt hành chính đối với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Như vậy, mức xử phạt có thể lên tới 30 triệu cho hành vi này
Xử lý hình sự
Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn sai sự thật và tin đồn đó có tính chất vu khống người phạm tội có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội vu khống. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Hành vi xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Như vậy, những chủ fanpage chia sẻ link này có thể bị truy tố hình sự đến 7 năm tù và phạt một mức tiền nhất định.
Đối với hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc trên trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn sai sự thật và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015”, người phạm tội có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội vu khống. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Hành vi cá nhân đưa thông tin sai sự thật”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; bảo hộ logo công ty giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Nếu không xác định được chính xác người tạo ra tin đồn sai sự thật mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 “Bộ luật hình sự 2015”, người nào thực hiện hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này.
Hành vi xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Người phạm tội sẽ bị xử phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật để thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ bị xử phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.