Chào Luật sư, cháu tôi là sinh viên sư phạm năm cuối. Theo định hướng của gia đình thì cháu làm giáo viên THPT. Nếu muốn làm giáo viên có bắt buộc học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hay không? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT ra sao? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT học có lâu không? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có khó không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là loại văn bằng chứng minh đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm.
Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về yêu cầu đối với trình độ của giáo viên như sau:
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Theo quy định trên thì để trở thành giáo viên, người chưa có bằng sư phạm bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ. Đồng thời cũng cần có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.
Những ai được học lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm?
Đối tượng là những người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp Trung học cơ sở, cấp Trung học phổ thông, có nguyện vọng trở thành giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Hoặc cũng có thể là những người đã được tuyển dụng làm giáo viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hiện nay, chương trình gồm khối học phần chung và khối học phần nhánh (dành cho từng đối tượng người có nguyện vọng trở thành giáo viên Trung học cơ sở hoặc người có nguyện vọng trở thành giáo viên Trung học phổ thông).
- Về thời lượng chương trình, khối học phần chung có 17 tín chỉ; khối học phần nhánh có 17 tín chỉ/nhánh.
- Trường hợp người học tham gia học cả 2 học phần nhánh thì chỉ cần học 1 lần khối học phần chung.
- Cụ thể, khối học phần chung có tổng thời lượng là 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 2 tín chỉ tự chọn.
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT ra sao?
Mục tiêu bồi dưỡng:
Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT, người học có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường THCS/THPT.
Đối tượng tham gia:
Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.
Nội dung chương trình:
1.2. Thời lượng chương trình
– Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).
– Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.
- Khối học phần chung (phần A)
Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.
(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THCS, THPT
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) được ban hành kèm Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT. Theo đó:
Về nội dung: chương trình học gồm 17 tín chỉ khối học phần chung và 17 tín chỉ khối học phần nhánh THCS hoặc nhánh THPT. Cụ thể:
– Khối học phần chung có:
+ 15 tín chỉ bắt buộc với các học phần: Giáo dục học; Tâm lý học giáo dục; Lý luận dạy học; Đánh giá trong giáo dục; Quản lý nhà nước về giáo dục; Giao tiếp sư phạm; Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
+ 2 tín chỉ là 1 trong các học phần: Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông; Quản lý lớp học; Kỷ luật tích cực; Kỹ thuật dạy học tích cực; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…
– Học phần nhánh: 17 tín chỉ học phần theo nhành THCS hoặc nhánh THPT sẽ được chia thành các học phần lựa chọn theo môn học; học phần bắt buộc (thực hành và thực tập) và học phần lựa chọn.
Về điều kiện cấp chứng chỉ
Học viên sẽ được cấp chứng chỉ khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, đồng thời có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ sẽ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.
Nếu hoàn thành khối học chung và học phần nhánh THCS thì người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng THCS.
Nếu hoàn thành khối học chung và học phần nhánh THPT thì người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng THPT.
Trường hợp hoàn thành cả hai học phần nhánh thì người học được cấp 02 chứng chỉ riêng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chung đối với giáo viên THCS, THPT.
Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm có mấy loại?
Trước đây, các trường Đại học thường áp dụng các loại chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm bậc I và Nghiệp vụ sư phạm bậc II, nhưng theo các thông tư mới nhất của Bộ GD&ĐT là Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 12/4/2012 thì các đối tượng có bằng cử nhân không thuộc hệ sư phạm muốn trở thành Giáo viên giảng dạy các trường Phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học thì có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đào tạo Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm là CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Tiểu học, THCS, THPT và trường Trung cấp – và CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.
Như vậy, muốn có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì sẽ tham dự khóa đào tạo “Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp”.
Các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm áp dụng cho các cấp dạy khác nhau thì nội dung của khóa học cũng khác nhau.
Thẩm quyền cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm như thế nào?
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, cụ thể:
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;
- Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;
- Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).
Giám đốc sở giáo dục và đao tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin đổi giờ dạy mới năm 2022
- Quy định về xuất hóa đơn bảo hiểm năm 2022
- Biên bản họp gia đình đổi chủ hộ khẩu mới 2022
- Mẫu thông báo thay đổi số tài khoản công ty tới khách hàng mới 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT ra sao?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; tờ khai trích lục kết hôn, công ty tạm ngừng kinh doanh; trích lục khai tử bản sao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
3. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
4. Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên
…
Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THPT: “Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT ban hành kèm theo Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT ngày 16/9/2011 (dành cho những người đã được tuyển dụng làm giáo viên THPT nhưng chưa qua đào tạo sư phạm, đã hết hiệu lực từ ngày 22/5/2021);
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/TT-BGDĐT (dành cho người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT, đã tạm dừng kể từ ngày 27/3/2014 theo Quyết định số 1090/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hết hiệu lực từ ngày 22/5/2021).
Do đó, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 không phải là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.