Căn cước công dân gắn chíp ra đời giúp tích hợp nhiều loại giấy tờ, thuận tiện cho người dân trong quá trình sử dụng và cơ quan quản lý nhanh chóng hơn. Tại bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ hướng dẫn cách sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong khám chữa bệnh BHYT. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Căn cước công dân là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014, căn cước công dân được hiểu là:
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi cá nhân, bao gồm các thông tin cơ bản của một người như lai lịch, hình dạng, đặc điểm riêng của cá nhân đó để phân biệt với cá nhân khác.
Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016.
Theo quy định của Luật căn cước công dân, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Công dân bị mất căn cước công dân sẽ được cấp lại theo quy định pháp luật.
Ai được cấp căn cước công dân?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014, những đối tượng sau đây sẽ được cấp căn cước công dân và số thẻ căn cước công dân:
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
- Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:
- Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
- Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sau thẻ căn cước công dân gắn chip.
Ngoài ra, tại Điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định các trường hợp công dân được cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân gồm:
- Thẻ căn cước công dân được đổi khi: công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ, khi công dân có yêu cầu.
- Thẻ căn cước công dân được cấp lại khi bị mất hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Công dân xin cấp thẻ Căn cước công dân ở đâu?
Khoản 1 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA có quy định như sau:
Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Bên cạnh đó, tại Điều 13 Thông tư này cũng quy định về nơi thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động trong trường hợp cần thiết bao gồm:
- Cơ quan quản lý căn cước công dân các cấp tiến hành thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động nếu xét thấy cần thiết.
- Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại cơ quan, tổ chức khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng các cơ quan này và xét thấy cần thiết.
- Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân đối với trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại.
Từ ngày 01/7/2021, ngày mà Thông tư 59/2021/TT-BCA có hiệu lực, công dân có thể yêu cầu cấp căn cước công dân tại nơi thường trú hoặc tạm trú.
Cách sử dụng CCCD gắn chíp trong khám chữa bệnh BHYT.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối thành công với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ngay từ khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức.
Tính đến nay, hệ thống đã xác thực khoảng 40 triệu thông tin nhân khẩu, trong đó có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đồng thời, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã cung cấp, chia sẻ trên 21 triệu bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an (trực tiếp là Cục C06) thực hiện xác thực thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua số chứng minh nhân dân để đối chiếu, đồng bộ (lấy) số căn cước công dân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sang cơ sở dữ liệu của bảo hiểm xã hội.
Tính đến nay, số lượng xác thực lấy số căn cước công dân là khoảng 48 triệu trường hợp, số xác thực thành công là khoảng 32 triệu.
Ngày 28.2.2022, Bộ Y tế có công văn gửi các Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc về việc triển khai thí điểm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp.
Ông Nguyễn Hoàng Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, hiện đã có 40 triệu người tham gia bảo hiểm y tế được kết nối dữ liệu, có thể sử dụng thẻ căn cước công dân hoặc ứng dụng VSSID-Bảo hiểm xã hội số để khám chữa bệnh.
Hiện, có hơn 4.000 cơ sở khám chữa bệnh chấp nhận người dân sử dụng thẻ căn cước công dân hoặc ứng dụng VSSID trong khám chữa bệnh. Theo thống kê có khoảng 40 nghìn lượt tra cứu thành công phục vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp.
Theo ông Phương, cơ quan Bảo hiểm xã hội không giới hạn bệnh viện nào được thí điểm, bệnh viện nào không. Ở đâu đang sử dụng được thẻ bảo hiểm y tế, sử dụng VSSID khám, chữa bệnh cũng có thể sử dụng căn cước công dân có gắn chip để đi khám, chữa bệnh, với điều kiện mã định danh hoặc thể căn cước ấy đã được đồng bộ dữ liệu với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp người dân khi quét thẻ căn cước không ra thông tin là do cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội đang chưa có mã số. Những đối tượng đã có thông tin và đồng bộ dữ liệu được xác thực sẽ được đi khám, chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp năm 2022 không?
- Căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
- Hạn làm căn cước công dân gắn chíp là bao lâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong khám chữa bệnh BHYT”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục bản án ly hôn, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,.. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số: 30.000 đồng/thẻ
Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được, thay đổi thông tin hoặc khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ
Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ