Xin chào Luật sư. Tôi là Bắc, là một người hành nghề tự do, tôi cũng có tìm hiểu đôi chút về pháp luật. Tôi lên đây xin được chia sẻ vấn đề thắc mắc của tôi như sau: Hiện nay, theo Thông tư mới nhất của Bộ Công an thì Bộ Công an đang triển khai việc cấp Căn cước công dân gắn chíp tại các tỉnh thành. Tôi có thắc mắc rằng Chíp trên căn cước công dân có định vị được không? Tại sao đã có Căn cước công dân rồi mà còn triển khai thêm Căn cước công dân có gắn chip để làm gì ạ? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được phản hồi.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Căn cước công dân gắn chíp có định vị không?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Tại sao cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip thay vì mã vạch?
Việc cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip thay vì mã vạch như đã triển khai từ đầu năm 2016 xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Thẻ Căn cước công dân so với CCCD sử dụng mã vạch, Chứng minh nhân dân 09 số và 12 số, CCCD gắn chip có độ bảo mật cao hơn, có thể lưu trữ lượng thông tin lớn hơn.
– Thẻ CCCD gắn chip có thể tích hợp thêm nhiều thông tin quan trọng của công dân.
Tại Thông báo 395/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao các bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp với Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân; Bảo hiểm xã hội phối hợp cùng Bộ Công an đồng bộ hóa dữ liệu và tích hợp thông tin…
Theo đó, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử có thể tích hợp thêm thông tin của các bộ, ngành khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe và nhiều loại giấy tờ có giá trị khác…
Qua đây, có thể phòng tránh việc giả mạo giấy tờ, cũng như tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Ai phải đi đổi sang Căn cước công dân gắn chip?
Nhiều người hiểu lầm rằng, khi thẻ CCCD gắn chip được ban hành, tất cả mọi công dân (dù là đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch) đều phải đồng loạt đi đổi sang CCCD có gắn chip.
Điều này là không đúng! Thực tế chỉ có những người có CMND hoặc CCCD bị hết hạn, hoặc bị mất, hỏng mới phải đi đổi sang loại CCCD gắn chip.
Khi CCCD gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.
Chip điện tử gắn ở đâu trên thẻ Căn cước công dân?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA, thẻ Căn cước công dân gắn chip chứa những nội dung sau:
Mặt trước thẻ
– Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm; Có giá trị đến / Date of expiry;
– Bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence – Freedom – Happiness; dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Citizen Identity Card; biểu tượng chíp; mã QR; Số/No; Họ và tên/Full name; Ngày sinh/Date of birth; Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality; Quê quán/Place of origin; Nơi thường trú/Place of residence.
Mặt sau thẻ
– Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng / Personal identification; Ngày, tháng, năm / Date, month, year; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI / DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.
– Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải / Right index finger của người được cấp thẻ căn cước công dân.
– Dòng MRZ.
Đồng thời, tại điểm d khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA đã nêu:
“Điều 3. Hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân
3. Quy cách
d) Chíp điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân.”
Như vậy, chip điện tử được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân.
Căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
Công văn số 671/UBND-NCPC ngày 9.3.2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tuyên truyền dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân có nêu:
Chú trọng tập trung tuyên truyền cho nhân dân thấy được tính chất thuận tiện và ưu việt của thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử, như:
Có tính bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm có thể sử dụng kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân;
Có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ;
Phòng tránh được các loại giấy tờ giả mạo;
Khi tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, mà chỉ cần dùng thẻ có gắn chip thì sẽ thực hiện các giao dịch;
Đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính;
Chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Vì vậy, hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện cấp đổi từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân mẫu cũ sang căn cước công dân gắn chíp mà không cần lo lắng về vấn đề bị theo dõi, định vị.
Thủ tục đổi CMND, CCCD cũ sang CCCD gắn chip
Bước 1: Người dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trực tuyến trên Zalo (áp dụng một số khu vực), sau đó mang theo Sổ hộ khẩu và CMND/CCCD cũ đi nộp tại điểm tiếp nhận.
Bước 2: Công dân phải xuất trình Sổ hộ khẩu (nếu chưa đầy đủ thì xuất trình CMND cũ, giấy khai sinh…) để đối chiếu thông tin với Tờ khai. Nộp lại CMND cũ (để cắt góc hoặc thu hồi).
Bước 3: Thu thập vân tay, chụp ảnh.
Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.
Bước 5: Nhận kết quả theo giấy hẹn.
Có thể bạn quan tâm
- Mới đổi thẻ CCCD gắn chip có phải sửa đổi hộ chiếu không?
- CCCD sắp hết hạn có làm được hộ chiếu hay không?
- Cách rút tiền bằng CCCCD gắn chip tại ATM
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Căn cước công dân gắn chíp có định vị không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về công chứng tại nhà, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo đại diện Bộ Công an, việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.
Tương tự, sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.
Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số: 30.000 đồng/thẻ
Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được, thay đổi thông tin hoặc khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ
Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ
Theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.