Hiện nay, việc sử dụng bằng giả và mua bán bằng giả ngày càng trở nên tinh vi và chuyên nghiệp hơn. Sử dụng bằng giả để đi học xử lý thế nào? Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi sử dụng bằng giả mà người vi phạm có thể bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc hình sự.
Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Sử dụng bằng giả để đi học xử lý thế nào?
Đối với người có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, công chức có hành vi sử dụng giấy tờ, văn bằng giả để được tuyển dụng dụng vào cơ quan, tổ chức thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ, công chức.
Xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 3 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ …
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.”
Đồng thời, căn cứ Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp này là 01 năm, kể từ thời điểm người đó sử dụng bằng cấp ba nộp vào trường đại học.
Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với người vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bản, chứng chỉ. Trong đó, người có hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng.
Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa, mức phạt từ 02 triệu đồng – 08 triệu đồng.
Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng bằng giả còn bị tịch thu bằng giả đã sử dụng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi sử dụng bằng giả để đi học cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Cấu thành của tội này cụ thể như sau:
– Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
– Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về con dấu, tài liêu hoặc giấy tờ khác.
– Mặt chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì không cần mục đích nhưng hành vi sử dụng chúng thì cần mục đích là để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
– Mặt khách quan:
+ Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…). Hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của một cơ quan Nhà nước, tổ chức nhất định (kể cả cơ quan Nhà nước hay tổ chức đó không có thật hoặc đã bị giải thể). Điều luật không yêu cầu việc “làm” giả này phải nhằm sử dụng hoặc đã sử dụng vào mục đích gì.
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đây là trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả các đối tượng trên nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật.
+ Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức. Về bản chất thì không có thật thì sẽ không có giả, do vậy con dấu, giấy tờ, tài liệu bị làm giả phải là con dấu, giấy tờ, tài liệu có thật của cơ quan, tổ chức và cơ quan tổ chức đó cũng phải là cơ quan, tổ chức có thật. Trường hợp làm con dấu, giấy tờ giả của một cơ quan tổ chức không hề có thật thì đây sẽ coi là hành vi lừa đảo chứ không phải làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu.
+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Trường hợp người phạm tội mà chỉ làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức mà việc làm giả này không phải vì mục đích lừa dối người khác thì cũng không thể coi là phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức được.
Con dấu, giấy tờ tài liệu giả có thể được sử dụng vào nhiều mục đích thường gặp nhất là xin việc, để được hưởng mức lương cao hơn, dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để mua bán đất, sử dụng sổ hộ khẩu giả để được giao đất trồng lúa, đất trồng rừng, mua ô tô trong thành phố …
– Hậu quả pháp lý:
Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội này. Chỉ cần người nào có hành vi làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu đó để lừa dối người khác nhằm đạt được mục đích bất hợp pháp của mình thì đều có thể bị truy cứu về tội này. Nếu việc phạm tội gây hậu quả thực tế thì đây sẽ được coi là tình tiết định khung hình phạt.
– Mức phạt đối với người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
– Trường hợp các tình tiết tăng nặng như: Số lượng làm giả, tình tiết tăng nặng, thu lợi bất chính với mức nhất định … thì mức phạt cao nhất là 07 năm tù.
Bên cạnh đó, việc bị xử lý với hình phạt chính như trên, người phạm tội có thể bị phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, viên chức quản lý nếu sử dụng bằng giả để được bầu, phê chuẩn, bộ nhiệm vào chức vụ.
Việc sử dụng tài liệu con dấu giả của cơ quan tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là những người không đủ trình độ phẩm chất đạo đức mà lại làm giả bằng cấp để được bổ nhiệm, tuyển dụng, đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo thì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến đời sống và quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, của cá nhân.
Những hành vi này không những vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: xin trích lục quyết định ly hôn, thành lập công ty cổ phần, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Bằng giả dù tinh vi đến mấy vẫn có những chi tiết khác biệt với bằng thật như: Chữ ký của người có thẩm quyền; cỡ chữ trong con dấu; mặt sau của chữ nổi bị hằn; hoa văn, quốc huy trên phôi bằng… Cán bộ công chứng nếu có kinh nghiệm thì bằng mắt thường cũng có thể nhận biết được.
Cơ quan có thẩm quyền nên thống nhất phôi bằng thành một mẫu; các đơn vị tuyển dụng nên yêu cầu lưu giữ bằng gốc; quy định về chứng thực cần nâng cao hơn trách nhiệm của cán bộ thay vì quy định công dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc sử dụng giấy tờ giả như hiện nay. Bên cạnh đó, cần cung cấp máy móc cho cơ quan tư pháp để xác định nhanh giấy tờ giả thay vì chỉ phụ thuộc vào cảm quan, kinh nghiệm.
Đầu tiên là từ nhu cầu của những người mua bằng giả vì tâm lý xã hội “nặng” về chạy theo bằng cấp. Thêm vào đó, việc xử lý các đối tượng sử dụng bằng giả chưa kiên quyết. Phần lớn cán bộ khi bị phát hiện sử dụng bằng giả vẫn chỉ dừng lại ở việc xử lý kỷ luật cảnh cáo, cao nhất là buộc thôi việc.