Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ rất quan trọng. Vì vi phạm những lỗi gì đó khi tham gia giao thông, chúng ta sẽ bị tước giấy phép lái xe. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xin miễn tước giấy phép lái xe. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Đơn xin miễn tước giấy phép lái xe” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bị tước Giấy phép lái xe có được chạy xe không?
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.
Tùy thuộc vào lỗi, người vi phạm có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 24 tháng. Cũng theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Mặt khác, tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Căn cứ các quy định nêu trên, trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe, người vi phạm không được lái xe, nếu vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời gian này mà bị kiểm tra thì sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe.
Một số lỗi vi phạm phổ biến bị tước giấy phép lái xe máy, xe ô tô
- Điều khiển xe có liên quan đến trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị tạn;
- Đi vào khu vực cấm, đường cấm đối với xe máy, xe ô tô;
- Không nhường đường hoặc gây cản trợ xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
- Vượt đèn đỏ,không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông;
- Không thực hiện theo hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông;
- Đi ngược chiều, đi vào đường một chiều;
- Chạy quá tốc độ;
- Đi xe vào sai làn đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc…;
- Điều khiển xe lạng lách đánh võng, bốc đầu xe, đua xe;
- Điều khiển xe khi uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,chất ma túy, chống người thi hành công vụ…
Đối với trường hợp người lái xe sử dụng bằng lái tích hợp nhiều loại phương tiện hoặc nhiều hạng bằng xe thì khi vi phạm người có bằng lái sử dụng phương tiện nào thì bị tước quyền sử dụng bằng lái điều khiển phương tiện đó. Những hạng bằng còn lại được tích hợp trong bằng lái thì vẫn được sử dụng để điều khiển phương tiện trong hạng bằng.
Khi bị tước giấy phép lái xe người bị tước cần phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông, hết thời hạn bị tước bằng mới được phép điều khiển lại phương tiện. Nếu như cố tình vi phạm, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lỗi điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe.
Cách tính thời hạn tước Giấy phép lái xe
Điểm a, điểm b khoản 3 Điều 81 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định:
[…] 3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giừ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ; […]
Theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe được xác định như sau:
– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.
– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước Giấy phép lái xe là thời điểm xuất trình Giấy phép lái xe cho người có thẩm quyền tạm giữ.
Đơn xin miễn tước giấy phép lái xe
Căn cứ vào Điểm e, Khoản 4 và Điểm b, Khoản 12 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
2. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động”.
Tóm lại, khi hành vi vi phạm của bạn có hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì bạn không thể xin không tước giấy phép lái xe của bạn.
Tải Đơn xin miễn tước giấy phép lái xe tại đây.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn
- Mẫu đơn xin đổi giấy phép lái xe quốc tế
- Tuổi nghỉ hưu nghề lái xe
- Bằng B2 có được hành nghề lái xe không?
- Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đơn xin miễn tước giấy phép lái xe”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về công chứng ủy quyền tại nhà, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, thành lập công ty, trích lục đăng ký kết hôn online, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, làm thủ tục đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử bản sao; đơn xác nhận độc thân mới nhất, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể; cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới; các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách; hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được cấp lại giấy phép lái xe khi thuộc trường hợp sau đây:
– Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng.
– Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Các trường hợp được đổi Giấy phép lái xe là:
– Giấy phép lái xe bằng giấy bìa đang lưu hành còn thời hạn sử dụng được đổi sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.
– Người có Giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi Giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; Giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng.
– Người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam; và 50 tuổi đối với nữ được đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
– Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch so với năm sinh, họ, tên, tên đệm trên giấy CMND.
– Giấy phép lái xe có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên Giấy phép lái xe trùng với số phôi; ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe (Giấy phép lái xe hợp lệ).