Xin chào Luật sư X! Gia đình tôi mới được xếp vào danh sách hộ cận nghèo. Do chưa nắm rõ kiến thức về pháp luật nên tôi không biết hộ cận nghèo được hưởng chính sách gì? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 07/2021/NĐ-CP
- Quyết định số 705/QĐ-TTg năm 2013
- Nghị định 20/2021/NĐ-CP
- Luật giáo dục năm 2019
- Nghị định 81/2021/NĐ-CP
- Công văn 866/NHCS-TDNN 2019
Hộ cận nghèo
Hộ cận nghèo là gì?
Hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ cận nghèo được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Chuẩn hộ cận nghèo gia đoạn 2022 – 2025
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, chuẩn hộ cận nghèo gia đoạn 2022 – 2025 được quy định như sau:
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hộ cận nghèo
- Đơn đề nghị của đối tượng đủ tiêu chí, điều kiện xác định là hộ cận nghèo.
- Biên bản xét duyệt của xã, phường, thị trấn.
- Bìa hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân hoặc bản sao có chứng thực.
- Công văn và danh sách trích ngang đối tượng của Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị .
Quy trình thực hiện cấp Giấy chứng nhận hộ cận nghèo
- Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ cận nghèo. Và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn tiếp nhận, xử lý;
- Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ cận nghèo phát sinh; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ cận nghèo phát sinh. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do. Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ cận nghèo phát sinh trong năm.
Hộ cận nghèo được hưởng chính sách gì?
Hiện nay, Nhà nước rất quan tâm đến các hộ cận nghèo. Nhà nước luôn đưa ra những chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc diện cận nghèo để họ được bình đẳng, được vươn lên thoát nghèo.
Chính sách về y tế
Theo quy định của Quyết định số 705/QĐ-TTg năm 2013, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, bao gồm:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo;
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
- Đối với các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Quyết định số 797/QĐ-TTg năm 2012.
Chính sách về trợ cấp xã hội
Căn cứ Điều 5, 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, các đối tượng thuộc hộ cận nghèo sau được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng bao gồm:
- Người từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc diện hộ cận nghèo mà không thuộc trường hợp trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được trợ cấp 360.000 đồng/tháng.
- Người đơn thân hoặc góa vợ hoặc chồng thuộc hộ cận nghèo mà đang nuôi con ăn học được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng/con.
- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 540.000 đồng/tháng.
Chính sách về miễn, giảm học phí với học sinh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật giáo dục năm 2019, Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Theo Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, học sinh, sinh viên học tại các trường giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo được miễn học phí.
Theo Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo được giảm 50% học phí.
Chính sách về hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở khi gặp thiên tai
Theo Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
- Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
Chính sách về hỗ trợ vốn
Theo Công văn 866/NHCS-TDNN 2019, mức cho vay đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh dành cho hộ cận nghèo tối đa là 100 triệu đồng/hộ mà không phải đảm bảo tiền vay với thời hạn vay lên đến 120 tháng.
Mức lãi suất do ngân hàng Chính sách xã hội công bố hiện nay là 7,92%/năm đối với hộ cận nghèo.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy ủy quyền cho ông, bà đi làm giấy khai sinh cho con
- Làm lý lịch tư pháp cấp tốc
- Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp trực tiếp
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Hộ cận nghèo được hưởng chính sách gì”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, tra cứu quy hoạch xây dựng… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ cận nghèo phát sinh không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình.
Theo Quyết định 15/2013/QĐ-TTg, hộ cận nghèo sẽ được ưu đãi về lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay.