Lao động nước ngoài là nguồn nhân lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Hiện nay, Đảng và nhà nước luôn chú trọng đến các chính sách đảm bảo cho lao động người nước ngoài. Cụ thể hơn, lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam có thể tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy, Quyền lợi của người nước ngoài khi tham gia BHXH như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các loại bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện Hưu trí và Tử tuất.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung: là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội có vai trò gì?
Bảo hiểm xã hội có các vai trò như sau:
Thứ nhất, Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau và các rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp… sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm…
Thứ hai, Với thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội nhất là chế độ hưu trí Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động.
Thứ ba, Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ tư, Việc tham gia Bảo hiểm xã hội là một công cụ đắc lực của Nhà nước và góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững của xã hội
Người nước ngoài có được tham gia BHXH tại Việt Nam?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tham gia BHXH bắt buộc nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
- Là người lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Nếu có đủ các điều kiện để tham gia BHXH bắt buộc nói trên, hàng tháng, cả người lao động nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài đều phải trích đóng BHXH theo từng tỷ lệ nhất định.
Quyền lợi của người nước ngoài khi tham gia BHXH
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng với lao động nước ngoài như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Trước năm 2022, người lao động nước ngoài mới chỉ được giải quyết chế độ ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do doanh nghiệp mới chỉ đóng bảo hiểm cho 03 quỹ này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động và người sử dụng sẽ bắt đầu đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nên khi đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp luật, lao động nước ngoài sẽ được giải quyết chế độ đầy đủ các chế độ trong đó có cả hưu trí và tử tuất.
Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người nước ngoài
Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người nước ngoài được quy định theo Theo Điều 12 và Điều 13, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Mức đóng của người lao động Theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP từ ngày 01/01/2022, NLĐ thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Bên cạnh đó trường hợp không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Mức đóng của người sử dụng lao động Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP người sử dụng lao động, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo BHXH của người lao động như sau: Đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; Đóng 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.
Mời bạn xem thêm
- Thắc mắc về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 2021
- Thắc mắc về hưởng bảo hiểm xã hội khi ốm đau?
- Công an viên có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Quyền lợi của người nước ngoài khi tham gia BHXH“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về dịch vụ kế toán giải thể công ty, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833.102.102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Quy trình và thủ tục, hồ sơ tham gia và giải quyết các chế độ BHXH đối với lao động nước ngoài được áp dụng tương tự như đối với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, để phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài trong quá trình tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, dự thảo Nghị định quy định bổ sung và giảm bớt một số quy trình thủ tục, hồ sơ để phù hợp với đặc điểm của lao động nước ngoài; đồng thời quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế và Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trong việc ban hành các biểu mẫu, hồ sơ.
Theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) thì đối tượng tham gia BHYT là NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; NLĐ là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là NLĐ). Do đó, BHXH có thể áp dụng cho lao động nước ngoài.
Các mức đóng bảo hiểm xã hội là 25,5% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong đó: Người lao động đóng 8%, Doanh nghiệp đóng 17,5% gồm: 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất ; 3% vào quỹ ốm đau và thai sản ; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.