Chào luật sư, tôi có một thắc mắc muốn hỏi Luật sư. Tôi chuẩn bị nghỉ việc để nghỉ ngơi một thời gian, và dự định bảo lưu bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, tôi lo lắng không biết được bao lưu bảo lưu bảo hiểm xã hội trong bao lâu? Vì vậy, tôi muốn hỏi Luật sư: Thời gian tối đa bảo lưu bảo hiểm xã hội là bao lâu? Rất mong sự phản hồi từ Luật sư. Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp về vấn đề Thời gian tối đa bảo lưu bảo hiểm xã hội qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Công văn 4424/BHXH-ST
Khi nào được người lao động được bảo lưu bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, nếu người tham gia Bảo hiểm xã hội chưa nhận được lợi ích từ việc tham gia Bảo hiểm xã hội được bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội để tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội hoặc đủ điều kiện hưởng Bảo hiểm xã hội khi về hưu.
Thời gian tối đa bảo lưu bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không quy định thời gian tối đa bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội. Do vậy, người lao động có thể bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc đến thời điểm có yêu cầu hưởng Bảo hiểm xã hội một lần.
Bảo lưu bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng đến lương hưu không?
Theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 59 Luật bảo hiểm xã hội quy định thời điểm hưởng lương hưu đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Theo đó, Điều 56 Luật BHXH quy định mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm;
- Sau đó cứ thêm mỗi năm thì được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Đối với người lao động hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, mức lương hưu hằng tháng của được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, mức lương hưu hằng tháng của được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
Như vậy, việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không ảnh hưởng đến lương hưu của người lao động.
Bảo lưu bảo hiểm xã hội mang lại lợi ích gì?
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động từ việc hưởng các chế độ như: lương hưu, chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp hay hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần.
- Tạo điều kiện để được hưởng lương hưu: Khi người lao động chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu, cụ thể là chưa đủ thời gian tham gia BHXH theo quy định hoặc chưa đủ độ tuổi hưởng lương hưu. Việc bảo lưu thời đóng Bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động tiếp tục tham gia đủ thời gian còn thiếu hoặc đợi đến khi đủ tuổi nhận lương hưu.
- Tiếp tục cộng dồn thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Thời gian hưởng Bảo hiểm thất nghiệp được xác định căn cứ vào thời gian đóng Bảo hiểm xã hội. Cứ 1 năm đóng Bảo hiểm xã hội tương ứng được hưởng 1 tháng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp. Nếu người lao động có thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội lẻ, việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp cộng dồn thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội sau đó để đảm bảo điều kiện xét hưởng Bảo hiểm thất nghiệp vào các lần tiếp theo.
- Cộng dồn thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội để tính các chế độ Bảo hiểm xã hội khác: Đối với người lao động không có điều kiện để tham gia Bảo hiểm xã hội liên tục, thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội trước đó sẽ không mất đi. Thay vào đó, thời gian này sẽ được cộng dồn để tính các chế độ ốm đau, thai sản, chế độ hưu trí, Bảo hiểm xã hội một lần,…
- Góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi không còn khả năng lao động.
- Giảm được tối đa rủi ro cho người tham gia khi nghỉ việc hoặc không đủ điều kiện tài chính để tham gia liên tục.
Thủ tục bảo lưu bảo hiểm xã hội như thế nào?
Tại Công văn 4424/BHXH-ST năm 2015 hướng dẫn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định về thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, theo đó, thủ tục sẽ bao gồm những bước sau:
Bước 1: Khi người lao động kết thúc đợt hưởng trợ cấp thất nghiệp để ghi, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp bảo lưu thì cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi chi trả trợ cấp thất nghiệp căn cứ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện cấp Giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (mẫu số C15-TS) theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Người lao động nộp giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính hưởng trợ cấp thất nghiệp lần sau.
– Khi người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì nộp Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu là khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tính từ tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cuối cùng trước khi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Lưu ý: Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo bảo hiểm xã hội Việt Nam để kịp thời có hướng chỉ đạo giải quyết.
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động nghỉ việc, để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Cụ thể: Khoản 5, Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:
“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu
- Khi nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?
- Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thời gian tối đa bảo lưu bảo hiểm xã hội năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục bổ sung hộ tịch, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,.. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không có chuyện không đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì mất, các trường hợp dừng đóng BHXH đáp ứng đủ điều kiện sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH. Khi nào đóng tiếp thì số năm đóng sẽ được cộng dồn vào tổng thời gian đóng BHXH. Vậy nên, người lao động hãy an tâm thực hiện việc đóng BHXH đầy đủ để được hưởng những chế độ và quyền lợi theo quy định.
Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;“
Theo quy định này, sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được rút BHXH 1 lần.
Việc nhận BHXH một lần sẽ đem đến nhiều thiệt thòi cho người lao động, vì lợi ích trước mắt mà người lao động sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe khi về già. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế và cơ quan BHXH, nếu cùng một thời gian đóng BHXH thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng BHXH một lần. Do đó, cơ quan BHXH khuyến khích người lao động nên bảo lưu thời gian tham gia BHXH, chờ đến năm đủ tuổi để được hưởng lương hưu.