Ô tô là một trong những phương tiện giao thông có kích thước khá lớn. Nhiều người có thể vẫn không biết, liêu Luật giao thông đường bộ quy định như thế nà về ô tô. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Luật giao thông đường bộ về xe ô tô” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật giao thông đường bộ về xe ô tô
Xe ô tô theo Luật Giao thông đường bộ được xác định là phương tiện giao thông cơ giới. Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ(sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Giấy phép lái xe ô tô được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về Giấy phép lái xe ô tô được quy định như sau:
– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
– Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
– Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
– Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
– Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
- Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
- Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
- Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
- Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
– Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
Luật giao thông đường bộ dành cho xe ô tô về mức xử phạt đối với nồng độ cồn
Điểm đáng chú ý nhất trong Luật này là cấm triệt để việc điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn trong người.
Tức là luật này cấm mọi hành vi lái xe khi người điều khiển đã uống rượu bia, bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, môtô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo).
Trong khi đó, luật hiện hành cho phép người điều khiển phương tiện được lái xe dù trong người có nồng độ cồn, miễn không vượt mức cho phép.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 cũng quy định không được quảng cáo rượu bia trong khung giờ 18-21h hàng ngày trên các loại hình báo chí như báo hình, báo nói; không được quảng cáo rượu bia trên phương tiện giao thông; cơ sở bán rượu bia phải niêm yết không bán hàng cho người dưới 18 tuổi; không mở điểm bán rượu bia cố định trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên cơ sở y tế, nhà trẻ, mẫu giáo…
Ngoài ra, luật còn có điều khoản cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia…
Mức xử phạt nồng độ cồn cao nhất đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm
Nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc 0.25 mg/1l khí thở xử phạt 6.000.000 – 8.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 10-12 tháng)
Nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở mức xử phạt 16.000.000 – 18.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 16-18 tháng)
Nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc 0,4mg/1l khí thở mức xử phạt 30.000.000 – 40.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 22-24 tháng)
Luật ô tô đường bộ đối với lỗi vi phạm vượt quá tốc độ tăng cao đến 20 triệu đồng
Trước đây, Nghị định 46 quy định nhóm vi phạm hành vi lái xe chạy quá tốc độ có mức xử phạt thấp nhất từ 600.000 – 800.000 đồng, cao nhất là 2-3 triệu đồng và bị xử phạt tước GPLX lâu nhất từ 2 – 4 tháng.
Tuy nhiên, tại Nghị định 100 đã tăng mức xử phạt lên mức thấp nhất là 800 nghìn – 1 triệu đồng, cao nhất ở mức 10 – 20 triệu đồng. Đối với thời gian tước GPLX được bổ sung cho hành vi chạy quá tốc độ từ 20-35 km. Cụ thể:
Chạy xe quá tốc độ từ 5-10 km mức phạt 800.000 – 1.000.000 đồng
Chạy xe quá tốc độ từ 10-20 km mức phạt 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng)
Chạy xe quá tốc độ từ 20-35 km mức phạt 6.000.000 – 8.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng)
Chạy xe quá tốc độ từ 35 km trở lên mức phạt 10.000.000 – 20.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 10-12 tháng)
Bổ sung hình phạt cho hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên đường cao tốc
Nghị định 46 trước đây mới chỉ quy định về mức xử phạt đối với hành vi đi ngược chiều trên cao tốc. Nghị định 100 hiện nay đã bổ sung thêm quy định về việc đi lùi trên đường cao tốc.
Theo đó, kể từ nay trở đi, những trường hợp đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc sẽ bị phạt từ 16 -18 triệu đồng và bị tước GPLX từ 5-7 tháng.
Đi ngược chiều trên cao tốc (bổ sung thêm lỗi đi lùi) mức phạt 16.000.000 – 18.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 5-7 tháng)
Đi ngược chiều trên đường 1 chiều hoặc trên phố có biển cấm đi ngược chiều mức phạt 10.000.000 – 20.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng)
Luật giao thông xe ô tô sử dụng điện thoại khi lái xe cũng bị phạt đến 2 triệu đồng
Cũng trong Nghị định 100 mới ban hành của Chính phủ, tại Điểm a, Khoản 4 Điều 5 quy định rất rõ người đang điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự có sử dụng điện thoại di động sẽ bị nâng mức xử phạt lên mức cao nhất là 2 triệu đồng.
Trường hợp gây ra tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị phạt bổ sung bằng cách tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng.
Ngoài ra, một điểm đáng chú ý trong quy định mới này là kể từ nay trở đi, người đi xe mô tô, xe máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe máy, mô tô, sử dụng điện thoại di động, ô (dù), tai nghe…cũng sẽ bị xử phạt từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng, thậm chí có thể bị tước GPLX từ 2-4 tháng.
Lỗi Dùng điện thoại di động khi lái xe mức phạt 800.000 – 1.000.000 đồng
Luật giao thông đường bộ cho xe ô tô lái xe vào làn thu phí mà không đủ điều kiện bị phạt 2 triệu đồng
Quy định về việc xe ô tô không đủ điều kiện đi vào làn thu phí tự động nhưng tài xế vẫn đi vào làn đường này sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Trước đó quy định này chưa từng xuất hiện trong điều luật.
Theo luật giao thông đường bộ 2020 cho xe ô tô nâng mức phạt của một số hành vi vi phạm giao thông khác
Ngoài những điểm đáng chú ý về mức xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ đáng chú ý ở trên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn tăng nặng mức xử phạt của một số lỗi vi phạm khác như: không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; vượt đèn đỏ/đèn vàng; bấm còi, rú ga, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đông dân cư; tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe và hành khách không thắt dây an toàn khi xe chạy. Cụ thể:
Lỗi Vượt đèn đỏ, đèn vàng, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức xử phạt 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng)
Bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư mức xử phạt 800.000 – 1.000.000 đồng
Lỗi Không thắt dây an toàn khi điều khiển phương tiện, chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy mức xử phạt 800.000 – 1.000.000 đồng
Luật giao thông đường bộ 2020 dành cho xe ô tô quy định học phí đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ô tô tăng ít nhất 2 lần so với trước.
Theo Thông tư 38/2019/TT sửa đổi và bổ sung của Bộ Giao thông vận tải, các học viên muốn thi sát hạch và cấp GPLX ô tô bắt buộc phải tham gia học đầy đủ khoá đào tạo, bao gồm: phần học lý thuyết, đạo đức người lái xe, sửa chữa xe cơ bản, kỹ thuật lái xe, học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông,…
Tổng cộng tất cả các buổi học phải đạt trên 100 giờ học. Chính vì thời lượng học lớn hơn trước đây rất nhiều nên chi phí đào đạo cũng sẽ tốn kém hơn.
Ước tính một khoá học lái xe ô tô hạng B2 hiện nay đã tăng chi phí lên khoảng 20-30 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí học lái xe trước đây chỉ mất khoảng 7-11 triệu đồng, tức hiện nay đã tăng gấp 2-3 lần.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lấn làn ô tô phạt bao nhiêu?
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô có bắt buộc không?
- Các loại bảo hiểm xe ô tô bắt buộc
- Lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô
- Ô tô đâm chết người có bị đi tù không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Luật giao thông đường bộ về xe ô tô”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về trích lục cải chính hộ tịch, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, làm thủ tục đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử bản sao; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tờ khai đăng ký sang tên đổi chủ xe theo mẫu;
– Giấy tờ tùy thân của chủ xe mới;
– Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô;
– Hợp đồng mua bán xe xe ô tô cũ đã được công chứng; hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ;
– Hồ sơ gốc của xe: Trong trường hợp sang tên khác tỉnh thành.
Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô:
– Trên đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 60 km/h;
– Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 50km/h.
Theo quy định Giấy tặng cho ô tô không nhất thiết phải cần công chứng mà Giấy tặng cho ô tô có thể công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.