Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về những hành vi nghiêm cấm về đào tạo sát hạch cấp Giấy phép lái xe quân sự. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Các sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp muốn lái các loại xe trong quân đội thì yếu tố kiên quyết đầu tiên là các sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp phải có giấy phép lái xe quân sự. Để có thể có được cấp Giấy phép lái xe quân sự; những sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp cần tuân thủ các quy định về việc đào tạo sát hạch cấp Giấy phép lái xe quân sự. Vậy những hành vi nghiêm cấm về đào tạo sát hạch cấp Giấy phép lái xe quân sự là những hành vi nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về những hành vi nghiêm cấm về đào tạo sát hạch cấp Giấy phép lái xe quân sự. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 170/2021/TT-BQP
Phân hạng Giấy phép lái xe quân sự hiện nay
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về phân hạng Giấy phép lái xe quân sự như sau:
– Hạng A1: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc động cơ có công suất định mức tương đương.
– Hạng A2: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.
– Hạng A3: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 3 bánh và các loại xe có kết cấu tương tự; các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.
– Hạng B2: Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe); ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
– Hạng C: Cấp cho người điều khiển các loại ô tô vận tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2.
– Hạng D: Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C.
– Hạng E: Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D.
– Hạng Fc: Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc; đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng sơ mi rơ moóc.
– Hạng Fx: Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để điều khiển xe xích kéo vũ khí, khí tài quân sự.
– Người có Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D, E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo theo một rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc có trọng tải không quá 750 kg.
Những hành vi nghiêm cấm về đào tạo sát hạch cấp Giấy phép lái xe quân sự
Theo Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng thì những hành vi nghiêm cấm về đào tạo sát hạch cấp Giấy phép lái xe quân sự được quy định như sau:
– Giáo viên dạy thực hành lái xe không mang “Giấy phép dạy lái xe”, “Giấy phép xe tập lái” khi huấn luyện; học viên không có thẻ “Học viên” khi tập lái xe.
– Chạy sai tuyến đường, thời gian quy định trong Giấy phép xe tập lái; giáo viên ngồi không đúng vị trí để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe.
– Giáo viên không có giáo án, bài giảng của môn học được phân công giảng dạy theo quy định.
– Hoc viên không đủ điều kiện tương ứng với từng hạng đào tạo.
– Đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe quân sự được phép đào tạo; bố trí số lượng học viên tập lái trên xe tập lái vượt quá quy định.
– Chấm điểm, đánh giá không chính xác trong kỳ sát hạch; để các dấu hiệu, ký hiệu trái quy định trong khu vực sát hạch.
– Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ đào tạo, sát hạch, cấp, đổi Giấy phép lái xe quân sự; hồ sơ cấp Chứng chỉ theo quy định.
– Cấp, đổi Giấy phép lái xe quân sự cho người không đủ điều kiện theo quy định hoặc người không có hồ sơ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu không hợp pháp để được học, sát hạch, cấp, đổi Giấy phép lái xe quân sự.
– Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng chỉ sơ cấp nghề cho học viên sai quy định; cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người không đủ điều kiện.
– Xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hỗ trợ phanh cho giáo viên sử dụng hoặc có nhưng không có tác dụng; chở người, hàng hóa trên xe tập lái không đúng quy định.
Điều kiện đối với người học lái xe quân sự
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về điều kiện đối với người học lái xe quân sự như sau:
– Là quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng (đối với lao động hợp đồng chỉ đào tạo nâng hạng) có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự phải có thời gian lái xe và số km lái xe an toàn như sau:
- Từ hạng B2 lên hạng C, từ hạng C lên hạng D, từ hạng D lên hạng E: Có thời gian lái xe 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
- Từ hạng C lên hạng Fc, Fx: Có thời gian lái xe 02 năm trở lên và 30.000 km lái xe an toàn trở lên (trừ các trường hợp đào tạo chuyển tiếp từ hạng C lên hạng Fc hoặc Fx theo chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu);
- Từ hạng B2 lên hạng D, từ hạng C lên hạng E: Có thời gian lái xe 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
– Riêng đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự lên hạng D, hạng E: Ngoài các quy định tại các khoản 1, 2 Điều này phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
Quy định về hồ sơ đào tạo lái xe quân sự
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về hồ sơ đào tạo lái xe quân sự như sau:
– Hạng A1, A2, gồm:
- Kế hoạch huấn luyện lái xe mô tô quân sự (kèm theo danh sách học viên) của cơ quan, đơn vị;
- Đơn đề nghị học và sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự của cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này;
- Bản sao Giấy chứng minh quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, phiếu quân nhân hoặc bản sao một trong các loại giấy tờ như sau: Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, phiếu quân nhân, thẻ học viên, quyết định thăng, phong quân hàm, nâng lương gần nhất còn hiệu lực;
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định do quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này;
- 02 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm theo quy định (ảnh chụp trên nền màu xanh; quân nhân mặc quân phục thường dùng; công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng mặc đồng phục; đeo biển tên theo quy định, không đội mũ).
– Hạng A3, B2, C, gồm:
- Kế hoạch đào tạo (kèm theo danh sách học viên) của cơ sở đào tạo;
- Bản sao quyết định giao chỉ tiêu đào tạo nhân viên kỹ thuật sơ cấp của Tổng Tham mưu trưởng đối với trường hợp đào tạo theo chỉ tiêu nhiệm vụ; văn bản đề nghị đào tạo lái xe của thủ trưởng cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng đối với trường hợp gửi đào tạo;
- Hồ sơ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này;
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
– Đào tạo nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự: Ngoài hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này phải bổ sung các giấy tờ sau:
- Bản khai thời gian lái xe và số km lái xe an toàn quy định cho từng hạng xe có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo Mẫu số 03 kèm theo Thông tư này;
- Bản sao Giấy phép lái xe quân sự đang sử dụng.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Những hành vi nghiêm cấm về đào tạo sát hạch cấp Giấy phép lái xe quân sự″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Mẫu Giấy phép lái xe quân sự bao gồm:
a) Giấy phép lái xe quân sự thực hiện theo Mẫu số 08 và Mẫu số 09 kèm theo Thông tư 170/2021/TT-BQP;
b) Cục trưởng Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật có trách nhiệm quản lý việc sử dụng Giấy phép lái xe quân sự trong Bộ Quốc phòng.
Thời hạn sử dụng Giấy phép lái xe quân sự năm 2022 được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe quân sự hạng A1, A2, A3 có thời hạn: Không kỳ hạn;
b) Giấy phép lái xe quân sự các hạng B2, C, D, E, Fc, Fx có thời hạn: 05 năm kể từ ngày cấp;
– Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng được tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
– Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành Luật hoặc Công nghệ ô tô hoặc các chuyên ngành có nội dung về công nghệ ô tô từ 30% trở lên. Giáo viên dạy pháp luật giao thông đường bộ phải có Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn.
– Giáo viên dạy kỹ thuật lái xe, thực hành lái xe phải có Giấy phép lái xe quân sự tương đương hoặc cao hơn hạng xe đào tạo; có thời gian lái xe từ 03 năm trở lên.