Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc người làm chứng có được từ chối khai báo lời khai trong tố tụng hành chính hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong một vụ án hành chính thì người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong vụ án. Vậy câu hỏi đặt ra là người làm chứng có được từ chối khai báo lời khai trong tố tụng hành chính hay không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay cần được giải đáp chính xác.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc người làm chứng có được từ chối khai báo lời khai trong tố tụng hành chính hay không? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Tố tụng hành chính 2015
Quy định về nguồn chứng cứ theo Luật Tố tụng hành chính
Theo quy định tại Điều 81 Luật Tố tụng hành chính quy định về nguồn chứng cứ như sau:
– Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
– Vật chứng.
– Lời khai của đương sự.
– Lời khai của người làm chứng.
– Kết luận giám định.
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
– Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản.
– Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
– Văn bản công chứng, chứng thực.
– Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng có được từ chối khai báo lời khai trong tố tụng hành chính hay không?
Theo quy định tại Điều 62 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về người làm chứng như sau:
– Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
– Người làm chứng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
- Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về khai báo của mình, bồi thường thiệt hại do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác;
- Phải có mặt tại Tòa án và tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải được thực hiện tại Tòa án, tại phiên tòa; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa;
- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;
- Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân hoặc việc khai báo đó ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình;
- Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai;
- Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
- Khiếu nại hành vi tố tụng, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Theo quy định tại Điều 159 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về sự có mặt của người làm chứng như sau:
– Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để trình bày tình tiết của vụ án mà họ biết. Trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án thì Chủ tọa phiên tòa công bố lời khai đó.
– Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử.
Như vậy thông qua 02 quy định trên ta đã biết được câu trả lời người làm chứng có được từ chối khai báo lời khai trong tố tụng hành chính hay không. Người làm chứng không quyền từ chối khai báo lời khai trong tố tụng hành chính nếu có yêu cầu từ phía Toà án. Nếu có sự triệu tập của Toà án mà người làm chứng không có mặt thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Quy định về hỏi người làm chứng tại phiên toà
Theo quy định tại Điều 181 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về việc hỏi người làm chứng như sau:
– Trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người một.
– Trước khi hỏi người làm chứng, Chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì Chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
– Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về vấn đề mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
– Sau khi trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
– Trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử quyết định không tiết lộ những thông tin về nhân thân của người làm chứng và không để những người trong phiên tòa nhìn thấy họ.
– Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỏi người làm chứng sau khi được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa.
Xử lý hành vi cố ý người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
Theo quy định tại Điều 319 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về việc xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án như sau:
– Người làm chứng đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 319 Luật Tố tụng hành chính 2015; Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
– Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người làm chứng có được từ chối khai báo lời khai trong tố tụng hành chính hay không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.
– Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.
– Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu.
– Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.
Theo quy định tại Điều 171 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về bảo đảm tính khách quan của người làm chứng như sau:
– Trước khi người làm chứng được hỏi về những vấn đề mà họ biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.
– Trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Và theo quy định tại Điều 82 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Tố tụng hành chính 2015 hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.