Xin chào Luật sư. Tôi tên là Xuân. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Người dưới 18 tuổi có được mua nhà không? Người chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên trên Sổ đỏ không? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp luật
Người dưới 18 tuổi có được mua nhà không
Người dưới 18 tuổi luôn là một trong những chủ thể rất được quan tâm khi xem xét đến bất kỳ một giao dịch dân sự nào. Về quyền thực hiện các giao dịch dân sự khi chưa đủ 18 tuổi thì các chủ thể này sẽ bị hạn chế theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó:
“Điều 21. Người chưa thành niên
- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Bên cạnh đó, pháp luật về hôn nhân và gia đình mà cụ thể là quy định tại Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên. Cụ thể:
“Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
- Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.”
Từ những quy định trên có thể kết luận người dưới 18 tuổi không thể tự mình trực tiếp đứng ra thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản. Thay vào đó là bắt buộc phải có đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Người chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên trên Sổ đỏ không?
Theo quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất mà cụ thể là tại Điều Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì người dưới 18 tuổi không thuộc các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bên cạnh đó, Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và Luật Đất đai 2013 cũng không đề cập đến độ tuổi của người đứng tên trên các loại giấy chứng nhận này. Như vậy có thể hiểu rằng độ tuổi của người đứng tên trên các loại giấy tờ này sẽ không bị giới hạn như khi thực hiện các giao dịch. Giấy chứng nhận.
Do đó vậy, người dưới 18 tuổi vẫn có quyền được đứng tên trên giấy tờ nhà, giấy tờ đất mà không bị hạn chế.
Quyền đứng tên Sổ đỏ bị hạn chế bởi Bộ luật Dân sự?
Hiện nay, một người có quyền sử dụng đất khi được Nhà nước công nhận do khai hoang, sử dụng lâu dài…hoặc phổ biến hơn là bằng hình thức chuyển quyền sử dụng đất như: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…
Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Theo đó, người thừa kế mà di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì chỉ cần:
+ Còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết);
+ Hoặc sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Dù là người mới sinh hoặc chưa sinh nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định 04 mốc độ tuổi mà theo đó có những điều kiện tham gia giao dịch, nhất là giao dịch về bất động sản là khác nhau:
1. Chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (thay mặt).
2. Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
3. Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).
4. Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người dưới 18 tuổi có được mua nhà không”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có khu vực riêng cho người dưới 18 tuổi hay không?
- Cần sự có mặt của cha mẹ khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không?
- Phạt tiền áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội như thế nào?
Các câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Loa động năm 2019, Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên thì phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm về việc quan tâm, chăm sóc về các mặt sức khỏe, lao động, học tập trong quá trình lao động tới người lao động.
– Chỉ được để người lao động chưa thành niên làm các công việc mà phù hợp với sức khỏe với mục đích nhằm đảm bảo cho sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ.
– Phải tạo các cơ hội để người lao động chưa thành niên được học văn hóa, được giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao trình độ kỹ năng nghề của mình.
– Phải tiến hành việc lập sổ theo dõi riêng về người lao động chưa thành niên trong đó nêu rõ họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; công việc; tình trạng sức khỏe sau những lần kiểm tra định kỳ và văn bản ghi nhận sự đồng ý của cha, mẹ hoặc sự đồng ý của người giám hộ của người chưa thành niên về việc cho họ tham gia lao động. Người sử dụng lao động phải xuất trình những văn bản, sổ theo dõi này ngay khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nhà nước quy định các hình phạt cho họ không mang tính chất trừng trị độc ác hay tước đi quyền sống, quyền tự do của đối tượng này. Nếu người dưới 18 tuổi phạm tội họ phải chịu tráh nhiệm hình sự thì khi cơ quan có thẩm quyền xét xử cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
– Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Người chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình thực hiện giao dịch nếu pháp luật không có quy định khác. Tuy nhiên; nếu người này không có khả năng chịu trách nhiệm về tính chính xác; hợp pháp của các giấy tờ liên quan thì người này chỉ có thể thực hiện giao dịch khi có sự đồng ý của người đại diện.
Bên cạnh đó; bạn cũng cần chú ý; diện tích đất muốn chuyển nhượng ở đây phải được pháp luật cho phép chuyển nhượng và đối tượng nhận chuyển nhượng không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013.