Xin chào Luật sư X. Bên tôi và một công ty có ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên tôi đã giao hàng. Tuy nhiên đến hẹn trả tiền vẫn không thấy công ty kia thanh toán. Do đó tôi đã yêu cầu trung tâm trọng giải quyết. Vậy nếu đã có phán quyết trọng tài có quyền khởi kiện tiếp không?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Nếu đã có phán quyết trọng tài có quyền khởi kiện tiếp không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Nếu đã có phán quyết trọng tài có quyền khởi kiện tiếp không?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì:
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Đồng thời theo khoản 1 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại:
Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
Như vậy, khi hai bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì Tòa án sẽ từ chối thụ lý đơn khởi kiện mà không cần xem xét thỏa thuận trọng tài là vô hiệu hay thỏa thuận trọng tài không thực hiện được.
Việc xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu hay thỏa thuận trọng tài không thực hiện được là thẩm quyền của trọng tài thương mại. Trường hợp Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tranh chấp theo quy định Khoản 1 Điều 43 Luật trọng tài thương mại, các bên có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 61 và khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
– Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
– Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Theo quy định trên, phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm. Đây có nghĩa là phán quyết này sẽ không bị kháng cáo hay kháng nghị bởi một cơ quan nào khác. Khi có phán quyết các bên phải tự nguyện thi hành. Nếu không thi hành thì sẽ bị cưỡng chế theo luật thi hành án dân sự.
Tuy nhiên phán quyết trọng tài có thể bị hủy bỏ bởi tòa án nếu một trong hai bên có yêu cầu và thuộc trường hợp bị hủy theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Do đó, không được khởi kiện đến một cơ quan nào khác khi đã có phán quyết trọng tài.
Có bắt buộc gửi đơn khởi kiện cho bị đơn trong thỏa thuận trọng tài vụ việc không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Với quy định này thì công ty đối tác của bạn đã thực hiện sai quy định, khi hai bên đã thỏa thuận trọng tài vụ việc thì xảy ra tranh chấp muốn giải quyết bằng con đường trọng tài thì phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn trước.
– Tranh chấp này muốn giải quyết bằng trọng tài vụ việc thì phải theo trình tự sau:
+ Nguyên đơn muốn khởi kiện phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn trước
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải lựa chọn tên trọng tài viên và gửi thông báo cho nguyên đơn và trọng tài viên mà mình chọn biết, kèm theo đó là bản tự bào chữa.
+ Hết thời hạn 30 ngày mà bị đơn không thông báo việc chọn tên trọng tài viên giải quyết tranh chấp thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
Kết luận: Trường hợp nguyên đơn yêu cầu tòa án chỉ định trọng tài là sai quy định, trường hợp này phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn là công ty bạn để công ty bạn chọn trọng tài viên.
Trường hợp nào áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài?
Căn cứ Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
– Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
– Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong đó có: Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp.
Với quy định trên thì khi bạn có yêu cầu thì trung tâm trọng tài sẽ xem xét để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bởi lẽ hàng hóa là nông sản thì khả năng hư hỏng rất cao, nên trong trường hợp này trung tâm trọng tài có thể sẽ áp dụng biện pháp bán hàng hóa này đi để ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
Tuy nhiên cho dù trung tâm trọng tài có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không thì bạn vẫn có quyền yêu cầu trung tâm trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với lô hàng này.
Khi nào thỏa thuận trọng tài vô hiệu?
Thoả thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại:
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 Luật trọng tài thương mại.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Khi nào thỏa thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện được?
Thoả thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện được là các trường hợp Theo Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP:
– Trung tâm trọng tài nơi các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức kế thừa và các bên không có thoả thuận thay thế;
– Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn không thể tham gia giải quyết tranh chấp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; hoặc Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên yêu cầu và các bên không có thoả thuận thay thế;
– Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn từ chối hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không có thoả thuận thay thế;
– Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác mà điều lệ của Trung tâm trọng tài các bên chọn không cho phép và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
– Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Nếu đã có phán quyết trọng tài có quyền khởi kiện tiếp không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục tặng cho nhà đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Ngoài ra, ể được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về khái niệm:
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Điều 70 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cụ thể như sau:
1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
– Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
– Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
– Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
Các trường hợp hủy phán quyết trọng tài:
– Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
– Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
– Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
– Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
– Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.