Xin chào Luật sư. Tôi là Phúc, hiện tôi đang làm bên phòng cháy, chữa cháy. Do hiểu biết về pháp luật còn hạn chế nên tôi tìm đến đây để mong nhận được sự hồi đáp từ Luật sư về vấn đề mình đang thắc mắc. Cụ thể là tôi xin hỏi Luật sư mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy năm 2022 thế nào? Điều kiện cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X:
Căn cứ pháp lý
Phòng cháy chữa cháy là gì? Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật. Có liên quan tới việc loại trừ; hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ; hỏa hoạn; đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra; ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hay còn gọi là Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện PCCC theo quy định của pháp luật. Đây là giấy phép con phổ biến được quy định về giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy; là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư, chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính; liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện.
Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy năm 2022?
Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy) (mẫu số PC07) ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Cần những điều kiện nào xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy?
Để được cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, cơ sở kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện thủ tục phòng cháy chữa cháy sau:
Đối với các cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh
Các cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh, gia công, nhà ở, khách sạn, các tòa nhà và văn phòng làm việc có chiều cao theo quy định phải cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.
Cần phải có quy trình kỹ thuật đầy đủ để phù hợp với quá trình, sản xuất, kinh doanh và hệ thống điện trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các thiết bị sử dụng điện. Chống sét, sinh nhiệt, sinh lửa, nguồn lửa phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về phòng chống cháy nổ.
Đối với các cửa hàng kinh doanh dầu mỏ, khí đốt
Các cửa hàng kinh doanh dầu mỏ, khí đốt, xăng dầu hay kho xăng dầu, nhà máy nhiệt điện, thủy điện hay các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ.
Cần có những quy định và nội quy, sơ đồ về việc phòng cháy và các lối thoát nạn phù hợp với tính chất địa hình và tình hình thực tế của cơ sở sản xuất kinh doanh như phải có nội quy, biến bảo, biển chỉ dẫn.
Đối với ác cơ sở sản xuất kinh doanh có các phương án chữa cháy
Các cơ sở sản xuất kinh doanh có các phương án chữa cháy và thoát nạn khi xảy ra cháy nổ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật phòng cháy chữa cháy.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy bao gồm:
Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở.
Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp, cơ sở.
Bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân.
Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân.
Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy được thực hiện như sau:
Cơ sở thuộc diện phải có Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của hồ sơ:Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Cảnh sát PCCC sẽ cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các đối tượng do cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC. Phòng Cảnh sát PCCC cấp “Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy” cho các đối tượng thuộc diện được ủy quyền.
Trường hợp không đủ điều kiện, PCCC để cấp giấy chứng nhận thì cơ quan Cảnh sát PCCC phải thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị biết.
Thẩm quyền, cơ quan cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền phải hoàn thành việc xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ PCCC cho doanh nghiệp, cơ sở.
Trường hợp không đủ điều kiện để xác nhận thì cơ quan Cảnh sát PCCC phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Thời gian cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Tổng thời gian cho việc xin giấy phép đến bước có thể xuất hóa đơn cho khách hàng thời gian kéo dài khoảng 10 – 15 ngày làm việc. Tùy thuộc vào việc giấy tờ cung cấp có đầy đủ, kịp thời cho cơ quan chức năng hay không.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu cam kết bảo vệ môi trường mới nhất 2022
- Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược năm 2022?
- Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy năm 2022?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, xin cấp phép bay flycam của Luật sư , hãy liên hệ: : 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:
a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm thiết kế công trình;
b) Thực hiện quyền giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình.
Căn cứ khoản 6 Điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát PCCC như sau:
a) Xem xét, trả lời về địa điểm xây dựng công trình quy định tại mục 15 và 16 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt), giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với đồ án quy hoạch xây dựng, hồ sơ thiết kế cơ sở quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc lập dự án thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
2. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế công trình.