Xin chào Luật sư X. Tử hình là hình phạt nặng nhất trong Bộ luật Hình sự. Do vậy người thi hành án này cũng có quyền lợi đặc biệt. Vậy người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình hưởng quyền lợi gì? Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình hưởng quyền lợi gì?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Thi hành án tử hình là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì:
Thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.
Hội đồng thi hành án tử hình gồm những ai?
Căn cứ Khoản 3 Điều 78 Luật thi hành án hình sự 2019. Về thành phần hội đồng thi hành án tử hình như sau:
Hội đồng thi hành án tử hình bao gồm:
– Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng;
– Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp;
– Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp.
Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình hưởng quyền lợi gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 43/2020/NĐ-CP. Chế độ, chính sách đối với người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình như sau:
1. Người tham gia Đội thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giáo, người ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch, thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
3. Người tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên, khi tham gia Hội đồng thi hành án tử hình sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 01 lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và được nghỉ dưỡng 10 ngày.
Ai là người ra quyết định thi hành án tử hình?
Theo Điều 77 Bộ luật tố tụng hính sự 2015 thì:
Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các cơ quan sau đây:
– Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp;
– Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ;
– Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Hồ sơ thi hành án tử hình gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điêu 80 Luật thi hành án hình sự 2019 thì Hồ sơ thi hành án tử hình gồm các tài liệu sau đây:
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật;
– Bản án phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
– Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có);
– Quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Bản sao Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (nếu có);
– Quyết định thi hành án tử hình;
– Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình;
– Biên bản họp Hội đồng thi hành án tử hình;
– Kế hoạch thi hành án tử hình;
– Danh bản, chỉ bản, biên bản kiểm tra căn cước người bị thi hành án tử hình;
– Biên bản kiểm tra, xác minh người bị thi hành án tử hình không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
– Tài liệu có liên quan đến việc hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình;
– Biên bản giám định pháp y tử thi người đã bị thi hành án tử hình;
– 01 ảnh của người đã bị thi hành án tử hình;
– Biên bản thi hành án tử hình;
– Báo cáo kết quả thi hành án tử hình;
– Tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập, quản lý và được lưu giữ, bảo quản theo chế độ hồ sơ do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thì:
Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
– Thuốc làm mất tri giác;
– Thuốc làm liệt hệ vận động;
– Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc và dùng cho 01 người.
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng. Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình hưởng quyền lợi gì?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục tặng cho nhà đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 7 Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thì Chi phí mai táng người bị thi hành án tử hình bao gồm: 01 quan tài bằng gỗ, 01 bộ quần áo, 04 m vải liệm, hương, nến, rượu, cồn để làm vệ sinh khi liệm tử thi và các chi phí mai táng khác.Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị kết án tử hình được nhận tử thi, tro cốt về mai táng thì phải tự chịu chi phí và phải cam kết chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:
– Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
– Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
– Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.