Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết việc tội gian lận bảo hiểm y tế có được hưởng án treo? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay rất nhiều trường hợp gian lận trong bảo hiểm y tế khiến cho dư luận xã hội không khỏi bức xúc. Trong đời sống ngày nay, bảo hiểm xã hội có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội cho nên việc gian lận bảo hiểm y tế sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến những người cần sử dụng bảo hiểm y tế. Nhiều người cho rằng hành vi gian lận bảo hiểm y tế chỉ bị phạt hành chính hoặc bị phạt án treo. Vậy câu hỏi đặt ra là Tội gian lận bảo hiểm y tế có được hưởng án treo?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc tội gian lận bảo hiểm y tế có được hưởng án treo? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP
Bảo hiểm y tế là gì?
Theo quy định tại khoản 1.2 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế thì bảo hiểm y tế được quy định như sau:
– Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe; không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Tội gian lận bảo hiểm y tế bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội gian lận bảo hiểm y tế như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
- Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
– Ngoài hình thức xử phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội gian lận bảo hiểm y tế có được hưởng án treo?
Tội gian lận bảo hiểm y tế có được hưởng án treo? Theo giải thích tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự; và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP; thì người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo; khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
– Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách; pháp luật; và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
- Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích; người bị kết án nhưng đã được xóa án tích; người đã bị xử phạt vi phạm hành chính; hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật; nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án; và có đủ các điều kiện khác; thì cũng có thể cho hưởng án treo;
- Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật”; hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”; hoặc “đã bị kết án”; và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
- Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác; thì cũng có thể cho hưởng án treo”.
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
+ Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
- Có nơi cư trú rõ ràng; hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan; tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
+ Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú; hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú; mà người được hưởng án treo về cư trú; sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
+ Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động; hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo; và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng; chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật; đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4; và khoản 5 Điều 3 Theo quy định tại Bộ luật Hình sự; và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP.
Tội gian lận bảo hiểm y tế có thể được hưởng án treo, nếu người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội gian lận bảo hiểm y tế và bị HĐXX tuyên án dưới 3 năm tù; và đáp ứng thêm những điều kiện luật định theo quy định áp dụng án treo; thì người phạm tội Tội gian lận bảo hiểm y tế hoàn toàn có thể được hưởng án treo.
Tuy nhiên nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội gian lận bảo hiểm y tế thì người phạm tội sẽ không được hưởng án treo.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tội gian lận bảo hiểm y tế có được hưởng án treo?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Án treo bao lâu thì xóa án tích? Thì tuỳ thuộc bạn phạm phải tội gì; hình phạt ra sau mà bạn sẽ có thời gian để được xoá án tích khác nhau.
Đối với người phạm tội thông thường (tức trên 18 tuổi):
Đương nhiên được xoá án tích:
– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích; nếu từ khi hết thời gian thử thách án treo và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+ Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế; cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tước một số quyền công dân; mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 70; thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Xoá án tích theo quyết định của Toà án:
– Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích; nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo; người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung; các quyết định khác của bản án; và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+ Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế; cấm cư trú, tước một số quyền công dân; mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 71; thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt; và đã lập công, được cơ quan; tổ chức nơi người đó công tác; hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị; thì Tòa án quyết định việc xóa án tích; nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn đương nhiên xoá án tích; hoặc xoá án tích theo quyết định của Toà án; thì sẽ được xoá án tích.
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý; hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Sẽ đương nhiên được xóa án tích; nếu từ khi hết thời gian thử thách án treo; người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo; phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
Theo khoản 1 điều 92 Luật thi hành án hình sự năm 2019 và điểm a khoản 1 điều 31 Luật Cư trú năm 2020, người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, thực hiện việc khai báo tạm vắng.
Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn? Như đã phân tích án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, còn cải tạo không giam giữ là là một trong những hình phạt tù. Cho nên khi xét ở góc độ so sánh hai hình thức mà Toà áp dụng đối với ngươi phạm tội thì hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ có phần nặng hơn án treo.