Để vay một khoản tiền lớn mà không phải thế chấp tài sản hay mất công làm các thủ tục vay vốn rườm rà, nhiều người đã tìm đến các tổ chức tín dụng đen để vay tiền. Tình trạng đi vay tín dụng đen đang khá phổ biến hiện nay, thật không khó để tìm được nơi cho vay tín dụng đen, đặc biệt là vay qua app với các thủ tục, hình thức vay nhanh chóng và lấy tiền ngay. Tuy nhiên, những rủi ro khi vay tín là rất cao, thậm chí người vay còn phải chịu đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bản thân và gia đình do đây là hình thức vay trái pháp luật nên việc tín dụng đen đòi nợ nhiều khi cũng sẽ khác so với việc bị ngân hàng đòi nợ. Pháp luật hiện nay quy định về tín dụng đen như thế nào? Đường dây nóng tố cáo tín dụng đen qua app hiện nay là gì?
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
Tín dụng đen là gì theo quy định hiện nay?
Hiện nay, pháp luật chưa đặt ra định nghĩa cụ thể về tín dụng đen là gì? Tuy nhiên, theo Khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì việc cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cũng theo điều luật này, tổ chức tín dụng được định nghĩa là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được xem là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Trên thực tế, tín dụng đen có thể được hiểu là một hình thức cho vay, huy động vốn mà không thông qua một tổ chức, hệ thống ngân hàng hợp pháp nào. Tiền vay tín dụng đen được chuyển giao thông qua thỏa thuận bất hợp pháp với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước hay còn gọi là cho vay nặng lãi.
So với vay tín chấp thì tín dụng đen là một hình thức cho vay bất hợp pháp với lãi suất cao gấp nhiều lần vay tín chấp. Thông thường, khi vay tín dụng đen thì lãi suất có thể từ 70%-300%/năm thậm chí là có thể cao hơn như vậy.
Đường dây nóng tố cáo tín dụng đen qua app
Vay tiền tín dụng đen qua app tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu nếu như không tìm hiểu và cân nhắc kỹ càng. Người vay có thể bị đe dọa uy hiếp nếu không thanh toán đúng hạn. Thậm chí bị làm phiền bởi các cuộc gọi, tin nhắn đe dọa. Lãi suất khoản vay ngày càng lớn, lâu dần khiến nhiều người rơi vào khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Cuộc sống gia đình, công việc lâm vào tình trạng đáng buồn.
Đường dây nóng tố cáo tín dụng đen qua app tại Hà Nội
Khi gặp các tổ chức tín dụng đen tại Hà Nội, bạn hãy tố cáo những đối tượng này đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời. Những đường dây nóng bạn có thể sử dụng để tố giác tín dụng đen tại Hà Nội như:
- Phòng An ninh điều tra: 0692194077;
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra: 0692196402;
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 02439422532, 0692196242, 0692196254, 0692196530 hoặc 0692196764;
- Công an Quận Hoàn Kiếm: 0692196567;
- Công an Quận Hai Bà Trưng: 0692196741;
- Công an Quận Ba Đình: 02438230984;
- Công an Quận Đống Đa: 02435148318 hoặc 0692196735;
- Công an Quận Tây Hồ: 02437530265 hoặc 02438364701;
- Công an Quận Cầu Giấy: 0692198298;
- Công an Quận Thanh Xuân: 02438585622;
- Công an Quận Hoàng Mai: 02436332440, 02436452803, 02436425057 hoặc 02436332434;
- Công an Quận Long Biên: 0692198311;
- Công an Quận Hà Đông: 02433529113, 0692197135, 0692197196, 0692197150 hoặc 0692197154;
- Công an Quận Bắc Từ Liêm: 0692191625;
- Công an Quận Nam Từ Liêm: 02438373010 hoặc 02438373020;
- Công an thị xã Sơn Tây: 02433832099 hoặc 02433618349;
- Công an Huyện Thanh Trì: 02438615220;
- Công an Huyện Gia Lâm: 02438276466;
- Công an Huyện Đông Anh: 0692198543;
- Công an Huyện Sóc Sơn: 02438850172;
- Công an Huyện Mê Linh: 02438181001;
- Công an Huyện Hoài Đức: 02433861213;
- Công an Huyện Đan Phượng: 02433885444;
- Công an Huyện Phúc Thọ: 02436788225;
- Công an Huyện Thạch Thất: 02432232737;
- Công an Huyện Ba Vì: 02433610593;
- Công an Huyện Thanh Oai: 02433873089;
- Công an Huyện Quốc Oai: 0692191105, 02433843115, 0692191127 hoặc 02432232878;
- Công an Huyện Chương Mỹ: 02433716113 hoặc 02433866014;
- Công an Huyện Mỹ Đức: 02433847222;
- Công an Huyện Ứng Hòa: 02432979034;
- Công an Huyện Thường Tín: 0692190407;
- Công an Huyện Phú Xuyên: 02433854201.
Đường dây nóng tố cáo tín dụng đen qua app tại thành phố Hồ Chí Minh
Khi gặp các tổ chức tín dụng đen tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn hãy tố cáo những đối tượng này đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời. Những đường dây nóng bạn có thể sử dụng để tố giác tín dụng đen tại thành phố Hồ Chí Minh như:
- Phòng An ninh điều tra: 02838413744;
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra: 0693187680;
- Công an Quận 1: 0693187907;
- Công an Quận 2: 02837415329;
- Công an Quận 3: 02839319566;
- Công an Quận 4: 02839402042;
- Công an Quận 5: 0693187972;
- Công an Quận 6: 02839675847;
- Công an Quận 7: 02837851461;
- Công an Quận 8: 02838504863;
- Công an Quận 9: 02838966537;
- Công an Quận 10: 02838650149;
- Công an Quận 11: 02838581582;
- Công an Quận 12: 02838917475;
- Công an Quận Bình Thạnh: 02838432345;
- Công an Quận Tân Bình: 02838445021;
- Công an Quận Phú Nhuận: 02838444695;
- Công an Quận Bình Tân : 02838770800;
- Công an TP Thủ Đức: 02838474802;
- Công an Huyện Hóc Môn: 02838910395;
- Công an Huyện Nhà Bè: 02837851656;
- Công an Huyện Bình Chánh: 02837606923;
- Công an Huyện Củ Chi: 02838921022;
- Công an Huyện Cần Giờ: 02838743961.
Đường dây nóng tố cáo tín dụng đen qua app tại các tỉnh thành khác
Khi phát hiện các tổ chức cho vay tín dụng đen trực tiếp hoặc qua app thì cần báo ngay đến công an địa phương, các đơn vị chức năng liên quan, cá nhân, tổ chức, các cơ quan chức năng có thẩm quyền nơi gần nhất (nơi mà bạn đang sống hoặc làm việc) để họ tiếp nhận và xử lý kịp thời. Tránh nhiều người bị mắc bẫy, rơi vào tình trạng bế tắc, khó thoát khỏi các mối nguy hiểm rình rập mỗi ngày từ việc vay tín dụng đen.
Ngoài ra, có thể gọi đến đường dây nóng của cơ quan công an tại một số thành phố trực thuộc Trung ương khác như:
- TP. Đà Nẵng: 069.4260254
- TP. Hải phòng: 069.278.5874
- TP. Cần Thơ: 0693.672214
Cho vay tín dụng đen có đi tù không?
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 , người phạm tội cho vay nặng lãi bị xử lý như sau:
- Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,…) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Đường dây nóng tố cáo tín dụng đen qua app”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bị xử phạt như thế nào?
- Không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý và thanh lý tài sản bị xử lý thế nào?
- Kiện khách hàng không trả nợ
- Hiệu lực của bản án sơ thẩm và phúc thẩm
- Hành vi sàm sỡ trẻ em bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, khi vay tín dụng tại các công ty tài chính, người vay nợ quá hạn và không chịu trả tiền thì sẽ lưu lại lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC. Sau này nếu đi vay ở đâu thì bên cho vay sẽ dùng số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân để tra cứu lịch sử nợ xấu và khi có nợ xấu sẽ không được hỗ trợ cho vay. Tuy nhiên, tín dụng đen là bên không được Nhà nước cấp phép cho vay tiền nên không thể lưu lịch sử nợ xấu của người vay trên hệ thống CIC được, nên nếu có vay quá hạn tín dụng đen không trả thì vẫn có thể vay ngân hàng được.
Vay tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi mà pháp luật nghiêm cấm nên bên tín dụng đen sẽ không thể nộp đơn kiện đòi nợ ra Tòa được, vì thế người vay sẽ không phải đi tù. Tuy nhiên, đây là hình thức cho vay bất hợp pháp không được pháp luật bảo đảm nên rất nguy hiểm, bởi các tổ chức tín dụng đen sẽ tìm mọi cách để đòi được nợ.