Chào Luật sư trước đây tôi được cho mảnh đất từ ba mẹ. Lúc đó vợ chồng tôi lên thành phố làm ăn nên không canh tác đất. Lúc đó chị hai tôi không có chồng vẫn sống một mình nên tôi cho chị ở nhờ. Hiện nay quê tôi đã phát triển, quy hoạch các khu đô thị nên giá đất cũng tăng theo. Hơn nữa giờ chị tôi cũng đã có gia đình nên có chỗ ở ổn định. Vợ chồng tôi ngỏ ý muốn lấy lại đất để kinh doanh thì chị tôi la mắng, nhất quyết không chịu. Tranh chấp đòi đất cho ở nhờ theo quy định mới thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Tranh chấp đất đai là gì?
Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về ranh giới, mốc giới thửa đất, các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (như đặt cọc, hứa mua hứa bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, …), tranh chấp thừa kế và chia di sản chung đối với tài sản là quyền sử dụng đất.
Đòi lại nhà đất cho ở nhờ bằng cách nào?
Khi chủ nhà không có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, ở nhờ nhà thì lấy lại bằng một trong các cách sau:
Cách 1. Thông báo về việc đòi nhà cho bên ở nhờ biết
Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản như sau:
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
Như vậy, để đòi lại nhà cho mượn, chủ nhà phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý cho bên mượn biết về việc có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở đó. Chủ nhà có thể tùy chọn cách thức thông báo như lời nói, văn bản, tin nhắn, email,…
Thậm chí, chủ nhà được đòi lại nhà ngay tức khắc mà không cần bên mượn đồng ý nếu người đó sử dụng nhà không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu: cho người khác ở nhờ mà không được chủ nhà đồng ý, mượn nhà nhưng không phải để ở,…
Nếu cách này không hiệu quả, người ở nhờ vẫn cương quyết từ chối trả lại nhà thì chủ nhà có thể khởi kiện tại Tòa án để đòi lại nhà.
Cách 2. Khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ tại Tòa án
Thủ tục dưới đây áp dụng đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân trong nước với nhau.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện- Đơn khởi kiện theo mẫu
– Tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện như: Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng, văn bản cho mượn nhà (nếu có),…- Bản sao giấy tờ tùy thân – Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
Địa điểm nộp hồ sơ: Nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Các phương thức nộp quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);
c) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý
– Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí.- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án cấp huyện theo giấy báo và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
– Tòa thụ lý.
Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được tài liệu, chứng cứ và đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 04 tháng, kể từ ngày thụ lý; trường hợp phức tạp có thể gia hạn một lần tối đa 02 tháng (Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự).
Căn cứ vào Điều 203 và Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện những việc sau:- Thu thập, xác minh tài liệu cần có cho quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
– Lấy ý kiến, lời khai của các bên và những người liên quan.- Tổ chức phiên họp để rà soát việc tiếp cận, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm
Nếu không thuộc trường hợp hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, Thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi tiến hành các hoạt động nêu trên, các phán quyết cuối cùng được Tòa án đưa ra và mở phiên tòa xét xử vụ án.
Bước 6: Thi hành án
Lưu ý:
Trong quá trình lấy lại nhà ở, để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại thì trong quá trình đòi lại nhà, chủ sở hữu không được thực hiện hành vi sau:
– Thuê người hoặc tự mình di chuyển, đập phá tài sản, đồ đạc trong nhà;
– Thuê người hoặc tự mình đe dọa, khống chế, dùng vũ lực buộc người ở nhờ ra khỏi nhà hoặc cản trở quá trình sinh hoạt.
Tranh chấp đòi đất cho ở nhờ theo quy định mới
Nếu đang có ý định muốn cho ở nhờ, cho mượn nhà đất của mình và muốn hạn chế rủi ro, tranh chấp sau nay, trước hết chủ nhà nên xác lập hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng mượn nhà cần có những điều khoản sau:
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Thỏa thuận chi tiết kỹ lưỡng về nội dung chủ sở hữu được phép lấy lại nhà ở trong những trường hợp nào;
– Thời hạn cho mượn cho ở nhờ;
– Khi có tranh chấp phát sinh thì hai bên sẽ giải quyết thế nào.
Tham khảo mẫu hợp đồng cho ở nhờ, cho mượn nhà ở tại đây
Lưu ý: Điều 153 Luật Nhà ở 2014 quy định:
1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.
2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà.
Hợp đồng mượn nhà hợp pháp cần đáp ứng những điều kiện nào?
Để hợp đồng mượn nhà hợp pháp, bên cho ở nhờ và bên ở nhờ phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 119 Luật Nhà ở 2014:
– Bên cho ở nhờ là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Bên cho ở nhờ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.
– Bên mượn, bên ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
- Có nên mua đất quy hoạch khu công nghiệp không?
- Quy định về thuê đất trong khu công nghiệp hiện nay
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non hiện nay
- Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được nghỉ hưu và hưởng lương hưu?
- Xăng dầu có được giảm thuế GTGT không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Tranh chấp đòi đất cho ở nhờ theo quy định mới“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; trích lục đăng ký kết hôn; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đất cho ở nhờ hay còn gọi là đất cho mượn. Là đất mà người có quyền sử dụng đất chuyển giao đất đó cho người khác trong một khoảng thời gian nhất định và không thu tiền. Người nhận chuyển giao đất chỉ được sử dụng đất theo nội dung đã thỏa thuận mà không có quyền định đoạt đất đó. Thỏa thuận này có thể là thỏa thuận miệng hoặc được lập thành văn bản.
– Vì tính chất cho mượn và không phải trả tiền nên thỏa thuận này thường diễn ra giữa những người có quan hệ thân thích với nhau trong một gia đình. Việc cho mượn đất giữa các chủ thể dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau là chính.
– Đa số các thỏa thuận cho mượn đất ở nhờ đều chỉ thông qua lời nói miệng. Nếu có lập văn bản thỏa thuận cho mượn đất ở nhờ thì nội dung cũng rất sơ sài.
– Thời gian cho ở nhờ, cho mượn đất thường kéo dài. Có những trường hợp việc cho mượn đất diễn ra ở thế hệ trước, đến thế hệ sau mới phát sinh tranh chấp.
Đối với các tranh chấp khác có liên quan đến đất đai thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
– Tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
– Thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với quyền sử dụng đất là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Do đó, một số loại tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất cần tuân thủ thời hiệu khởi kiện. Nếu quá thời hạn trên mới thực hiện quyền khởi kiện thì sẽ không được Tòa án giải quyết yêu cầu.