“Xin chào luật sư. Hiện tại tôi có một mảnh đất đang xảy ra tranh chấp, đã làm thủ tục hòa giải tại xã nhưng không thành. Tôi muốn làm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng chưa biết thực hiện thủ tục này như thế nào? Theo quy định pháp luật hiện nay, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện
Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, hình thức giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân áp dụng đối với trường hợp tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ) hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
Cũng cần lưu ý thêm trong trường hợp này. Đó là, khi thuộc trường hợp này đương sự chỉ được chọn một trong hai hình thức giải quyết, đó là khởi kiện tại Tòa án hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết.
Để tranh chấp đất được giải quyết tại Ủy ban nhân dân huyện thì cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Tranh chấp đã được tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành;
– Các bên tham gia tranh chấp không có sổ đỏ hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất.
– Các bên tham gia tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân huyện.
– Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai
Để thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật hiện hành. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm giấy tờ được quy định tại khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp đơn
Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 3: Trả kết quả
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Cưỡng chế thi hành kết quả giải quyết tranh chấp đất đai có được không?
Điều kiện cưỡng chế
Theo khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, chỉ cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai khi có đủ các điều kiện sau:
- Quyết định giải quyết đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp.
- Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành.
- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế (trường hợp từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản).
Nguyên tắc cưỡng chế
Việc cưỡng chế phải bảo đảm những nguyên tắc sau:
- Phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm an toàn, trật tự, đúng quy định pháp luật;
- Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế thực hiện trong giờ hành chính.
- Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định; trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
- Làm giả sổ đỏ bị phạt như thế nào?
- Hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu cần nắm rõ
- Thủ tục cấp mới sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện mới nhất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tranh chấp đất đai là một khái niệm được mọi người hay nhắc đến trong những tranh chấp thường thấy. Có thể hiểu khái niệm này có nội hàm khá rộng, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quan hệ đất đai. Hay nói cách khác, tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình sử dụng đất theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện không quá 45 ngày làm việc; không quá 55 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định. Khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa gỉai. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã không tự hòa giải mà phải có đơn yêu cầu của một trong các bên tranh chấp thì mới tiến hành thủ tục này.