Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên. Sau khi hợp đồng chấm dứt, hai bên sẽ có biên bản thanh lý hợp đồng. Nhiều người không biết mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng trước hạn bao gồm những phần nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng trước hạn nhé!
Căn cứ pháp lý
Giao kết hợp đồng là gì?
Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về việc giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Do hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nên khi giao kết hợp đồng, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Việc giao kết hợp đồng phải được thực hiện trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng.
- Các bên phải giao kết hợp đồng một cách thiện chí, trung thực.
- Việc giao kết hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác .
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là (những) tư tưởng chỉ đạo phải tuân theo trong toàn bộ quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và người lao động. Tinh thần của nguyên tắc nêu trên còn được vận dụng trong quá trình thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động.
Thanh lý hợp đồng là gì?
Hiện nay, tại Bộ luật Dân sự hiện đang có hiệu lực không có định nghĩa cụ thể về thanh lý hợp đồng mà thuật ngữ thanh lý hợp đồng chỉ được đề cập đến tại Luật Thương mại về đảm bảo thực hiện hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của bên đặt gia công:
- Bên đặt gia công sau khi thanh lý hợp đồng được nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê/cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu trừ khi hai bên có thỏa thuận khác (theo khoản 2 Điều 181 Luật Thương mại).
- Bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác (theo khoản 2 Điều 231 Luật Thương mại).
Tuy nhiên, trước đây, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 (hiện đã hết hiệu lực) dành hẳn Chương III để đề cập đến việc thực hiện, thay đổi, đình chỉ thanh lý hợp đồng kinh tế. Điều 28 Pháp lệnh này nêu rõ các trường hợp phải thanh lý hợp đồng kinh tế gồm:
- Thực hiện xong hợp đồng kinh tế.
- Hết hạn hợp đồng kinh tế và các bên không thỏa thuận kéo dài thỏa thuận này.
- Đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng kinh tế.
- Không tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế…
Mặc dù trong quy định của pháp luật không đề cập nhiều đến thanh lý hợp đồng nhưng đây là thuật ngữ được rất nhiều bên sử dụng khi giao kết hợp đồng kinh tế, thương mại, lao động…
Trong đó, các bên thường sử dụng “thanh lý hợp đồng” để xác định mức độ thực hiện hợp đồng cũng như các nội dung, nghĩa vụ, quyền, lợi ích hợp pháp các bên đã thực hiện thực tế so với thỏa thuận.
Thanh lý hợp đồng cũng là một trong những văn bản thể hiện tiến độ thực hiện hợp đồng của hai bên, qua đó xác định lại quyền, nghĩa vụ còn lại của các bên. Đặc biệt, khi thực hiện thanh lý hợp đồng, các bên sẽ giảm thiểu được những tranh chấp pháp lý không đáng có.
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng là văn bản thỏa thuận nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được giao kết.
Sau khi hai bên đã xác định, giải quyết xong các quyền và nghĩa vụ có trong hợp đồng và ký kết vào biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng thì việc thuê nhà xưởng sẽ được chấm dứt. Về mặt pháp lý, bên thuê và bên cho thuê sẽ không còn bất kỳ liên quan, ràng buộc nào với nhau nữa.
Nếu không ký kết biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng, có thể sẽ gây ra khó khăn khi xảy ra rủi ro, tranh chấp.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng trước hạn
Một số lưu ý khi thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng
Khi thanh lý hợp đồng thuê nhà, cần lưu ý:
- Ghi thông tin cơ bản và chính xác của các bên tham gia thanh lý hợp đồng;
- Nếu thuộc trường hợp thanh lý hợp đồng trước khi hết hạn thì cần ghi rõ lý do chấm dứt hợp đồng;
- Hợp đồng thanh lý có thể công chứng để đảm bảo về tính pháp lý nhưng không bắt buộc;- Nếu là hợp đồng thanh lý giữa cá nhân và doanh nghiệp thì người ký hợp đồng thanh lý của doanh nghiệp phải là người có thẩm quyền hoặc có giấy ủy quyền ký vào biên bản thanh lý.
- Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà đính kèm theo hợp đồng thuê nhà đã hết giá trị hiệu lực.
Mời bạn xem thêm:
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới năm 2022
- Biên bản thanh lý hợp đồng vay mới năm 2022
- Nguyên tắc thanh lý hợp đồng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng trước hạn″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân trọn gói giá rẻ, trích lục ghi chú ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Biên bản là hình thức văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản phải được ghi trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ. Biên bản không được ghi chép rồi chỉnh sửa mà phải được hình thành ngay khi sự việc, vụ việc đã hoặc đang diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực.
Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng được nêu tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
– Hoàn thành hợp đồng.
– Theo các bên thỏa thuận.
– Cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại mà yêu cầu hợp đồng phải do những người/tổ chức này thực hiện.
– Hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Không thể thực hiện hợp đồng do đối tượng không còn.
– Khi hoàn cảnh cơ bản thay đổi vì nguyên nhân khách quan, các bên không thể lường được sự thay đổi hoàn cảnh…
– Trường hợp khác.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp này, các bên sẽ chấm dứt hợp đồng và có thể thỏa thuận thanh lý hợp đồng.