Thưa luật sư; Tôi có lấy chồng bên nước ngoài được 5 năm thì vợ chồng tôi có xảy ra mâu thuẫn nên không thể tiếp tục mối quan hệ. Nên tôi đã về Việt Nam; vợ chồng tôi ly thân được 3 năm thì tôi có quen 1 người ở Việt Nam. Chúng tôi muốn tiến tới hôn nhân với nhau; tôi lại phải về Mỹ để ly hôn hay như thế nào? Tôi muốn luật sư tư vấn về việc tôi phải giải quyết ly hôn như thế nào? Thẩm quyền xét xử ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Thẩm quyền xét xử vụ án có yếu tố nước ngoài? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Thuật ngữ “yếu tố nước ngoài” được hiểu như thế nào?
Trên thực tế, do nhận thức về yếu tố nước ngoài chưa thật sự thấu đáo, chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và giá trị của các tài liệu, chứng cứ được thu thập thông qua hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự nên có nhiều trường hợp trong quá trình điều tra, những người tiến hành điều tra và kiểm sát điều tra không đặt ra vấn đề lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp đề nghị phía nước ngoài hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ, đến khi thời hạn điều tra sắp hết mới lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp, đã làm ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ giải quyết vụ án. Do đó, theo chúng tôi, Viện kiểm sát (Kiểm sát viên) cần phải phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra (Điều tra viên) để xác định ngay sau khi khởi tố vụ án hình sự có hay không có yếu tố nước ngoài và cần hay không cần lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị hỗ trợ thực hiện. Nếu có yếu tố nước ngoài và cần phải lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp thì khi đề ra yêu cầu điều tra, Kiểm sát viên cần phải nêu rõ những vấn đề cần phải được nêu trong hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự để đề nghị phía nước ngoài hỗ trợ thu thập các tài liệu, chứng cứ để giải quyết toàn diện vụ án.
Một số yếu tố sau:
+ Người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài và trốn đến Việt Nam hoặc phạm tội tại Việt Nam (trốn hoặc không trốn ra nước ngoài);
+ Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài và trốn về Việt Nam hoặc phạm tội tại Việt Nam và trốn ra nước ngoài;
+ Người nước ngoài và người Việt Nam cùng thực hiện tội phạm ở nước ngoài và trốn về Việt Nam hoặc cùng phạm tội tại Việt Nam (trốn hoặc không trốn ra nước ngoài);
+ Người bị hại, nhân chứng, người giám định, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (có thể là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam);
+ Tài sản (tiền) do phạm tội mà có và có liên quan đến phía nước ngoài;
+ Công cụ, phương tiện phạm tội có liên quan đến phía nước ngoài.
Theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu xác định có yếu tố nước ngoài thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu yêu cầu; triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu; thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam?
Thẩm quyền chung
Theo khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:
- Đối với trường hợp bị đơn:
- Là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
- Là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
- Có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
- Đối với trường hợp là các vụ việc:
- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.”
Thẩm quyền riêng
Theo Điều 470 BLTTDS 2015 thì:
Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng của Tòa án Việt Nam phải có các điều kiện sau:
- Là vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam:
- Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
- Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
- Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;
- Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
- Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Các trường hợp không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
- Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó;
- Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết;
- Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan;
- Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết;
- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài;
- Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó;
- Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Thẩm quyền xét xử vụ án có yếu tố nước ngoài”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Đối với các vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam thì Tòa phải áp dụng những hình thức xử lý sau:
Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
Đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 646 BLTTDS 2015 thì:
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Thời hạn thực hiện yêu cầu: Do không quy định trong luật nên căn cứ tính chất tội phạm và thời hạn tố tụng quy định cho việc giải quyết vụ án đó, khi lập yêu cầu gửi đi, các cơ quan lập yêu cầu cần nêu rõ thời hạn nhận kết quả tốt nhất là…
Quyết định pháp lý cuối cùng đối với yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài và đang có mặt tại Việt Nam: Trong thời kỳ hội nhập, nhiều người Việt Nam đã ra nước ngoài học tập, công tác và sinh sống, một số ít trong những người này đã có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại và bị coi là tội phạm, phía nước ngoài chuyển hồ sơ và đề nghị phía Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự khi những người này trốn về Việt Nam. Một số trường hợp sau khi xác minh xét thấy không đủ căn cứ để xử lý hình sự theo pháp luật của Việt Nam, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có thông báo kết quả, nhưng phía nước ngoài mong muốn nhận được quyết định pháp lý cuối cùng. Cần xác định đây là hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, vì vậy, sau khi xác định không có căn cứ để xử lý về hình sự thì Cơ quan điều tra phải ban hành quyết định không khởi tố vụ án hình sự, gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để gửi cho phía nước ngoài.