Thưa luật sư; tôi có một đứa em trai họ, năm nay em trai của em được 17 tuổi. Mà chưa có bằng lái xe máy nhưng mà do nhà có việc gấp không ai đưa bạn ấy đến trường cấp 3 cách nhà 15km được; Nên bạn ấy đã tự ý lấy xe của bố và bị giao thông bắt. Năm nay bạn ấy có dự định thi vào trường quân đội. Tôi muốn hỏi luật sư là liệu rằng em trai họ của tôi khi vi phạm như vậy thì có phải là tiền sự không? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Vi phạm giao thông có phải là tiền sự không? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Vi phạm an toàn giao thông là gì?
Vi phạm an toàn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm thực hiện xâm phạm tới Tụi an toàn giao thông vào các nội dung khác thuộc sự điều chỉnh của pháp luật an toàn giao thông.
Dấu hiệu vi phạm an toàn giao thông
Hành vi vi phạm an toàn giao thông có các dấu hiệu cơ bản sau đây:
- Hành vi sẽ bao gồm hành vi hành động và hành vi không hành động
- Là hành vi trái quy định của pháp luật giao thông, cụ thể là làm không đúng những nội dung mà pháp luật cho phép không làm hoặc làm không đầy đủ những nội dung mà pháp luật bắt buộc phải làm hoặc thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm
- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện tức là chủ thể đó có đủ độ tuổi trách nhiệm pháp lý theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần có khả năng làm chủ và nhận thức được hành vi cũng như hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội.
Thế nào là tiền sự?
Cho đến nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể nào giải thích khái niệm tiền án, tiền sự. Theo đó, đây chỉ là tên gọi khi nhắc đến một chủ thể nào đó vi phạm pháp luật và đã bị xử lý bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 01-HĐTP (đã hết liệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau:
“b) Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”
Căn cứ theo quy định trên, có thể hiểu người có tiền sự là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính. Nói cách khác, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính.
Theo đó, có thể hiểu người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Do tiền sự là một tình tiết về nhân thân của người vi phạm nên trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định hình thức và mức độ xử lý vi phạm khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới.
Ngược lại, tiền án sẽ được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự. Hay, người có tiền án là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đã có bản án của Tòa án và thi hành án phạt mà chưa được xóa án.
Bị phạt hành chính có phải là tiền sự không?
Tiền sự được đặt ra khi phát sinh trách nhiệm hành chính, theo đó, một người bị xử phạt hành chính và được coi là có tiền sự khi:
– Hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính là hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ các trường hợp bị xử phạt hành chính và được coi là tiền sự như:
+ Hành vi đánh bạc lần đầu (tổng số tiền thu được dưới 5 triệu đồng);
+ Trộm cắp tài sản lần đầu có giá trị dưới 02 triệu đồng.
+ Người bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc…
– Đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Như vậy, người bị xử phạt vi phạm hành chính thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì bị coi là có tiền sự. Nói cách khác, không phải mọi trường hợp bị phạt vi phạm hành chính đều coi là tiền sự, ví dụ trường hợp vi phạm giao thông thông thường nếu hành vi vi phạm này chỉ bị xử phạt tiền và không có dấu hiệu tội phạm thì không được coi là tiền sự.
Xác định một người không còn tiền sự thế nào?
Người không còn tiền sự được hiểu là người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính. Người được xóa tiền sự sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hạn xóa tiền sự được xác định như sau:
– 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm; hoặc
– 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác mà không tái phạm; hoặc
– Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm.
Trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử ký hành chính như sau:
– 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm; hoặc
– 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm.
Vậy vi phạm luật giao thông có phải là tiền án tiền sự?
Từ những định nghĩa phía trên thì có thể thấy rằng:
Thứ nhất, việc bạn bị xử phạt hành chính vì vi phạm luật giao thông sẽ không được xem là có tiền án vì không bị chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, việc xử phạt hành chính được coi là có tiền sự khi mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng phải có dấu hiệu tội phạm. Như vậy vi phạm giao thông thông thường thì không thể coi là “có dấu hiệu tội phạm” được nên bạn hãy yên tâm nhé.
Để biết bạn có tiền sự hay không nếu bạn chấp hành xong quyết định hình phạt cảnh cáo hoặc hành chính và không tái phạm trong vòng 1 năm thì bạn chắc chắn không có tiền sự. Cụ thể nếu thỏa mãn các yếu tố theo Điều 7 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính và cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính:
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Để chắc chắn hơn, bạn có thể xin giấy xác nhận không tiền án tiền sự. Việc xin giấy xác nhận không tiền án tiền sự, bạn nộp đơn tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú. Bạn có thể nhờ người thân của mình làm hộ thủ tục cho mình.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Vi phạm giao thông có phải là tiền sự không”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; xin xác nhận tình trạng hôn nhân giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định trên, thời hạn xóa tiền sự với cá nhân, tổ chức như sau:
– 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm; hoặc
– 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác mà không tái phạm; hoặc
– Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm.
Ngoài ra, nếu các hành vi gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng,…. thì sẽ bị phải bồi thường theo Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Nếu trong thời gian còn tiền sự, công việc của bạn làm đòi hỏi lý lịch tư pháp “không có tiền án, tiền sự” thì công việc sẽ bị ảnh hưởng. Còn trong trường hợp hết thời hạn trên thì bạn được coi là không có tiền sự, công việc sẽ được tiến hành bình thường.
Về việc phấn đấu vào Đảng, theo Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định: “Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.
Tại mục 3, điểm 3.4, Hướng dẫn số 01-HD/TW năm 2016 nêu rõ: “Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống”.