Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Khác

Có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà không?

Ngọc Gấm by Ngọc Gấm
Tháng 7 5, 2022
in Luật Khác
0

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Trạm phát sóng di động là gì?
  3. Sóng từ từ trạm phát sóng di động có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người?
  4. Quy định về trạm phát sóng di động hiện nay
  5. Có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà?
  6. Thông tin liên hệ Luật sư X
  7. Câu hỏi thường gặp

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay càng nhiều trạm phát sóng di động được lắp đặt trên phạm vi cả nước. Và có tin đồn rằng những sống từ trạm phát sóng di động này có ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nên đã có rất nhiều người ngăn cản mỗi khi các nhà mạng thuê mặt bằng là các nóc nhà hàng xóm đặt trạm phát sóng di động. Câu hỏi đặt ra là có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà? Liệu hành vi cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà là hành vi vi phạm phạm pháp luật.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Công văn số 444/BTTTT-VP

Trạm phát sóng di động là gì?

Trạm phát sóng di động là gì? Trạm phát sóng di động hay còn được gọi là trạm BTS/trạm nhà trạm Viễn Thông; viết tắt tiếng Anh “Base Transceiver Station. Đây là một cơ sở hạ tầng viễn thông được dùng trong truyền dẫn thông tin về các thiết bị di động.

Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 6 nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất, sử dụng 2 hệ thống điện thoại di động thông dụng đó là: Sử dụng công nghệ GSM (mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel, Gtel, Vietnamobile) và CDMA (Sfone). Cả 2 hệ thống đang phục vụ khoản 151,2 triệu thuê bao trên phạm vi cả nước. Với số lượng thuê bao lớn như vậy, nhất là tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…, các nhà mạng phải xây dựng bổ sung thêm những trạm phát sóng di động với mật độ cao để đảm bảo vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ.

Sóng từ từ trạm phát sóng di động có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người?

Sóng từ từ trạm phát sóng di động có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người? Theo Công văn số 444/BTTTT-VP về việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình về việc trạm phát sóng di động đặt ngay trong khu dân cư có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người hay không? Đã được Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời vào ngày 08 tháng 12 năm 2017 như sau:

Trong hơn 2 thập kỷ qua, hệ thống thông tin di động đã phát triển nhanh chóng, đến nay đã có hơn 7 tỷ thuê bao trên toàn thế giới. Sự phát triển này kéo theo hệ thống các trạm phát sóng di động được phát triển với mật độ ngày càng dày đặc, đặc biệt là ở các thành phố lớn, khu đông dân cư. Điều này khiến cho người dân, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác lo ngại về vấn đề ảnh hưởng của các trạm phát sóng di động tới sức khỏe của cư dân sống gần đó. 

Chính vì vậy, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sóng điện từ, đặc biệt là sóng của các trạm thu phát thông tin di động ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Việc đánh giá mức độ an toàn từ các trạm phát sóng di động được các tổ chức trên thế giới nghiên cứu dựa vào các tiêu chuẩn về phơi nhiễm điện từ. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các nước áp dụng tiêu chuẩn theo tài liệu ICNRP Guide năm 1998. 

Tại Việt Nam, ngay từ năm 2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn quy định về mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ, mã hiệu TCVN 3718-1:2005. Tiêu chuẩn này được lựa chọn xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và có quy định về mức phơi nhiễm là khắt khe hơn so với nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, đối với trạm phát sóng quy định của Việt Nam là 2w/m2, khắt khe hơn từ 2 đến 5 lần so với giới hạn mà WHO khuyến cáo, cũng như giới hạn mà các nước như Mỹ, Canada áp dụng là từ 4,6-10 w/m2. 

Theo thống kê của Hiệp hội di động GSMA tháng 11/2016 thì mức giới hạn này khắt khe hơn so với 136 nước khác trên thế giới áp dụng khuyến cáo của WHO hoặc thấp hơn mức khuyến cáo của WHO. 

Ngay từ năm 2006, Bộ TTTT đã quyết định bắt buộc các doanh nghiệp di động áp dụng mức giới hạn này cho các trạm phát sóng trước khi đưa vào sử dụng. 

Vì vậy, các trạm thu phát sóng di động đều được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và đáp ứng giới hạn về phơi nhiễm điện từ nên đảm bảo an toàn cho cư dân. 

Có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà?
Có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà?

Quy định về trạm phát sóng di động hiện nay

Theo Công văn số 444/BTTTT-VP về việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình về công tác quản lý của nhà nước về trạm phát sóng di động; đã được Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời vào ngày 08 tháng 12 năm 2017 như sau:

Để hoàn thiện hành lang pháp lý, Bộ TTTT đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 08:2010/BTTTT, trong đó xác định rõ giới hạn an toàn (theo Tiêu chuẩn TCVN 3718-1:2005). Năm 2011, Bộ TTTT tiếp tục ban hành 03 Thông tư số 16, 17 và 18/2011/TT-BTTTT quy định bắt buộc kiểm định an toàn bức xạ trong đó có trạm phát sóng di động. Chỉ có BTS đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm định mới được đưa vào sử dụng. Năm 2017, Bộ tiếp tục ban hành Thông tư số 12/2017/TT-BTTTT sửa đổi phạm vi kiểm định đối với các trạm phát sóng di động. 

Về công tác kiểm định, từ năm 2006 đến nay Bộ TTTT đã thực hiện kiểm định cho hơn 80.000 trạm trên cả nước. Trong đó, tỷ lệ đạt yêu cầu kiểm định là 99%. Còn 1% các trạm chưa đáp ứng tiêu chuẩn đã được yêu cầu khắc phục bảo đảm đúng tiêu chuẩn mới được đưa vào sử dụng. 

Các trạm phát sóng di động đã được kiểm định về an toàn bức xạ điện từ được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Cục Viễn thông – Bộ TTTT. Người dân có thể tra cứu, để nắm bắt. 

Ngoài việc kiểm định định kỳ, Bộ TTTT cũng thực hiện kiểm định bất thường khi một trạm vô tuyến có thay đổi và vượt quá giới hạn an toàn cho phép. Các Sở TTTT có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện các quy định về an toàn bức xạ tại địa phương. Các cơ quan liên quan của Bộ cũng tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các quy định này. 

Có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà?

Vì cho rằng trạm phát sóng di động có ảnh hưởng đến sức khỏ con người nên đã có rất nhiều người không ủng hộ việc hàng xóm của mình được các nhà mạng di động thuê đặt các trạm phát sóng di động. Vậy câu hỏi đặt ra là có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Nhà ở 2014 thì quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định như sau

– Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

  • Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
  • Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
  • Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
  • Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
  • Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

  • Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
  • Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

Theo quy định tại Điều 11 Luật Nhà ở 2014 thì nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở thì:

– Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:

  • Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;
  • Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
  • Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Nhà ở thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;
  • Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
  • Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở;
  • Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc các chủ nhà cho các nhà mạng thuê các nóc nhà của mình là phù hợp với quy định của pháp luật. Và cũng theo Công văn số 444/BTTTT-VP cũng đã nói các trạm thu phát thông tin di động hoạt động trong mức giới hạn về phơi nhiễm điện từ cho phép thì người dân có thể yên tâm là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe; tức cho phép việc đặt những trạm phát sóng di động. Nên việc cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà là hành vi vi phạm pháp luật; xâm phạm đến quyền các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng và giao dịch về nhà ở của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Hiện nay sau khi giải quyết các tranh chấp về việc cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà phần lớn các vụ việc là do mâu thuẩn về lợi ích kinh tế khi nhà hàng xóm được thuê đặt các trạm phát sóng di động với giá cao ngất ngưỡng trong khi nhà mình thì lại không có; chứ không phải là lý do ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Mời bạn xem thêm

  • Án treo có được đi làm không?
  • Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
  • Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
  • Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thành lập công ty; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại đến nhà hàng xóm thì xử lý như thế nào?

– Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
– Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.
– Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường

Có được ngăn cản hàng xóm trổ cửa sổ hay không?

– Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
– Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên

Gia đình hàng xóm cản trở gây thiệt hại khi xây nhà thì xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Có được cản hàng xóm đặt trạm phát sóng di động trên nóc nhà?Sóng từ từ trạm phát sóng di động có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người?Trạm phát sóng di động là gì?

Mới nhất

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 15, 2024
0

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được phát hành, gửi và lưu trữ dưới dạng điện tử,...

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 12, 2024
0

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ tài chính và an sinh cho người lao động và...

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

by Hương Giang
Tháng 9 9, 2024
0

Chuyển khẩu là quá trình thay đổi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của cá nhân từ một nơi...

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?

by Hương Giang
Tháng 9 5, 2024
0

Xuất khẩu rượu là quá trình chuyển giao rượu từ quốc gia sản xuất sang quốc gia khác để bán...

Next Post
Hiếp dâm trẻ em bao nhiêu tuổi thì mức án sẽ bị tử hình?

Hiếp dâm trẻ em bao nhiêu tuổi thì mức án sẽ bị tử hình?

Phụ nữ có bị xử lý về tội hiếp dâm không?

Phụ nữ có bị xử lý về tội hiếp dâm không?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x