Hóa đơn là giấy tờ quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, có thể do bất cẩn mà chúng ta sẽ làm mất hóa đơn. Vậy, pháp luật có những quy định gì về việc mất hóa đơn. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Thời hạn khai báo mất hóa đơn” qua bài viết sau đây nhé!
Thời hạn khai báo mất hóa đơn
Các hành vi làm mất hoặc cháy, hỏng hoá đơn, theo quy định tại Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sẽ bị xử phạt như sau:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
– Hành vi làm mất hoá đơn (hoặc làm cháy, hỏng) hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;– Hành vi làm mất hoá đơn (hoặc làm cháy, hỏng) hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này. | Phạt cảnh cáo |
– Hành vi làm mất hoá đơn (hoặc làm cháy, hỏng) hóa đơn đã lập là liên giao cho khách hàng trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ. | Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. |
– Hành vi làm mất (hoặc cháy, hỏng) hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;- Hành vi làm mất (hoặc cháy, hỏng) hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ. | Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng. |
– Hành vi làm mất (hoặc làm cháy, hỏng) hoá đơn đã lập, đã khai, nộp thế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ (ngoài các trường hợp vi phạm nêu trên) | Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng |
Trong trường hợp, bên thứ ba là bên có lỗi để mất (hoặc cháy, hỏng hoá đơn thì:
– Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt.
– Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt
Không khai báo hoặc chậm khai báo khi mất hoá đơn bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về khai báo khi làm mất (hoặc cháy, hỏng) hoá đơn trước khi thông báo phát hành hoá đơn hoặc hoá đơn đã mua từ cơ quan thuế nhưng chưa được lập bị xử phạt như sau:
– Nếu khai báo mất (hoặc cháy, hỏng) hoá đơn quá thời hạn từ 01 – 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo.
– Nếu khai báo mất (hoặc cháy, hỏng) hoá đơn quá thời hạn từ 01 – 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định (trừ trường hợp trên – tức là không có tình tiết giảm nhẹ): Phạt tiền từ 1.000.000 – 4.000.000 đồng.
– Nếu khai báo quá thời hạn từ 06 ngày trở lên kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định hoặc Không khai báo về việc mất, cháy, hỏng hoá đơn: Bị phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng.
Vi phạm quy định về huỷ, tiêu huỷ hoá đơn bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về huỷ, tiêu huỷ hoá đơn, tuỳ vào mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, người vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:
– Nếu việc huỷ, tiêu huỷ hoá đơn được thực hiện quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo.
– Nếu việc huỷ hoá đơn được thực hiện không đúng quy định đối với các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng: Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng.
– Nếu không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng; không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng: Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng.
– Nếu việc huỷ hoá đơn được thực hiện quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định (trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo nêu trên): Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng.
– Hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định: Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng.
– Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật: Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng.
– Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót: Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng.
– Nếu không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định: Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng.
– Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật: Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng.
– Hành vi tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định: Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc huỷ hoặc tiêu huỷ hoá đơn mà người vi phạm không tiêu huỷ theo quy định.
Xử phạt hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoá đơn điện tử
Các hành vi vi phạm kiên quan đến hoá đơn điện tử bị xử phạt theo quy định tại các điều gồm Điều 30 và Điều 31 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
– Hành vi chuyển dữ liệu hoá đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 30.
– Các hành vi: Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định hoặc Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ: Phạt tiền từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 30.
– Các hành vi: Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định hoặc Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 30.
– Các hành vi: Cung cấp phần mềm hóa đơn tự in không đảm bảo nguyên tắc hoặc khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định của pháp luật về hóa đơn hoặcCung cấp phần mềm hóa đơn điện tử không đảm bảo nguyên tắc theo quy định của pháp luật về hóa đơn: Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng theo quy định tại Điều 31.
Xử phạt đối với hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn?
Đối với hành vi vi phạm này, người vi phạm có thể bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/ND-CP hoặc bị xử phạt về hành vi sử dụng hoá đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hoá đơn quy định tại Điều 28 nghị định 125/NĐ-CP.
Vậy, khi nào thì áp dụng Điều 17 và khi nào áp dụng Điều 28 để xử phạt? Theo công văn số 568/TCT-CS năm 2014, Tổng Cục thuế có hướng dẫn về trường hợp này như sau:
– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP , Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.
– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP , Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên.
Mà nay Nghị định 125/2020/NĐ-CP được ban hành đã thay thế các thông tư hướng dẫn về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn nêu trên. Đối chiếu với hướng dẫn của Tổng Cục thuế thì nếu hành vi sử dụng hoá đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hoá đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo Điều 17. Nếu không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo Điều 28.
Thời hạn khai báo mất hóa đơn
Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn 6 ngày trở lên tính từ ngày hết hạn khai báo theo quy định. Không thực hiện khai báo về việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Mất hóa đơn đầu vào có thể bị phạt lên tới 4-8 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn đề nghị mua hóa đơn 2022
- Xuất hóa đơn hoàn phí bảo hiểm
- Phí bảo vệ môi trường trong hóa đơn tiền nước
- Mẫu quyết định sử dụng hóa đơn điện tử
- Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn lẻ mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Thời hạn khai báo mất hóa đơn”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh, giấy uỷ quyền xác nhận độc thân, đổi tên giấy khai sinh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo đó, mức phạt đối với hành vi không khai báo đúng quy định việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành được hướng dẫn cụ thể như sau:
– Không xử phạt nếu khai báo với cơ quan thuế trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
– Phạt cảnh cáo nếu khai báo với cơ quan thuế từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hoá đơn và có tình tiết giảm nhẹ; trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt 6 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 6 – 18 triệu đồng nếu khai báo với cơ quan thuế sau ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
– Lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
– Sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế, vậy là sau khi làm biên bản, và sao chụp liên 1, bên mua dùng liên 1 đó để hạch toán, kê khai và vẫn được khấu trừ thuế.
Khi phát hiện mất hóa đơn đầu ra (dù đã lập hay chưa lập) kế toán cũng phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo mẫu BC21/AC (phụ lục 3 thông tư 39/2014) trong vòng 5 ngày kể từ khi phát hiện ra mất hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.