Xin chào luật sư. Thời gian vừa qua, tôi phát hiện thuế thu nhập cá nhân của tôi tăng một cách đột biến. Tôi nghi ngờ mã số thuế cá nhân của tôi đã bị lấy trộm và bị kẻ gian trục lợi. Trường hợp này tôi cần xử lý như thế nào? Theo quy định pháp luật hiện nay, cách giải quyết việc bị đăng ký trộm mã số thuế cá nhân như thế nào? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mã số thuế cá nhân dùng để làm gì?
Mã số thuế cá nhân là một mã số thuế duy nhất với mục đích kê khai mọi khoản thu nhập của cá nhân đó. Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thu nhập và đóng trả mức thuế tương ứng, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng cho sự phát triển của đất nước. Người lao động đồng thời cũng nhận được những lợi ích nhất định khi thực hiện đăng ký mã số thuế cá nhân. Được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, khấu trừ thuế, giảm thuế, hoàn thuế…
Thực chất thuế thu nhập cá nhân chính là khoản tiền được trích từ một phần tiền lương hoặc thu nhập từ nguồn nào đó để nộp vào ngân sách nhà nước từ người lao động. Việc đóng thuế thu nhập cá nhân góp phần không nhỏ vào việc xây dựng cho sự phát triển của đất nước. Đồng thời cũng là quyền và nghĩa vụ của cá nhân việc hiểu và thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân là một cách tiết kiệm chi phí thuế vô cùng hiệu quả.
Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình lao động trong doanh nghiệp. Việc đăng ký để cấp mã số thuế thu nhập cá nhân được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập, hoặc tại cơ quan thuế.
Bị đăng ký trộm mã số thuế cá nhân
Việc bị đăng ký trộm mã số thuế cá nhân là trường hợp không ai muốn gặp phải. Tuy nhiên, trên thực tế trường hợp này có thể phải xảy ra rất nhiều. Bạn phải hiểu là, khi bạn bị đăng ký trộm mã số thuế cá nhân là các doanh nghiệp đang làm với mục đích khống bảng lương. Việc khai khống này sẽ nhằm đẩy chi phí lên, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ né hoặc giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã làm khống số nhân viên tăng lên từ 10 người lên 15 hoặc 20 người. Nhằm nâng chi phí, giảm lãi hoặc thậm chí biến hóa con số lợi nhuận thành âm. Các doanh nghiệp thường hợp pháp hóa số nhân viên này. Bằng tận dụng một số hồ sơ xin việc, tự tạo hợp đồng lao động rồi tự ký vào bảng lương. Đây là cách hiện rất nhiều doanh nghiệp đang dùng để trốn thuế. Việc giả mạo hồ sơ không khó. Chủ yếu là sử dụng tên của người lao động, còn bảng lương và chữ ký doanh nghiệp thường “tự tạo ra”.
Cách giải quyết việc bị đăng ký trộm mã số thuế cá nhân như thế nào?
Trường hợp không may bạn bị lợi dụng mã số thuế cá nhân với số thuế thu nhập “trên trời”, không phải của mình thì ngay khi phát hiện ra sự việc này bạn phải ngay lập tức phản hồi lại với cơ quan thuế.
Trong trường hợp đó, để khớp số liệu quyết toán thuế. Thông thường cơ quan thuế sẽ yêu cầu cá nhân giải quyết bằng 1 trong 2 cách sau đây:
- Một là, liên hệ với phía doanh nghiệp “lạ” để đề nghị họ điều chỉnh thông tin. Tuy nhiên, không chắc chắn cách giải quyết này sẽ đạt được hiệu quả như bạn mong muốn. Bởi lẽ, nhiều trường hợp các doanh nghiệp “trộm” mã số thuế không hoạt động kinh doanh theo địa chỉ, số điện thoại đã đăng ký. Việc liên hệ với họ để giải quyết không hề dễ dàng.
- Hai là, tiến hành làm cam kết không phát sinh thu nhập tại doanh nghiệp khai khống và gửi tới cơ quan thuế. Việc này thực hiện không quá phức tạp. Song, thời gian giải quyết, xử lý hồ sơ quyết toán thuế của người nộp thuế bị kéo dài và phiền phức, do vậy Tổng cục Thuế khuyến cáo, các cá nhân nên có ý thức bảo vệ mã số thuế cá nhân đề phòng người khác lợi dụng.
Hành vi đăng ký trộm mã số thuế cá nhân để trốn thuế xử lý thế nào?
Trong thực tiễn, hành vi trốn thuế của tổ chức, doanh nghiệp vẫn diễn ra. Bởi đó, pháp luật về quản lý thuế không thể thiếu những biện pháp chế tài để xử lý hành vi trên. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi; các tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; do Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020; đã quy định về các hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính và mức xử phạt đối với hành vi đó.
Việc xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế gồm hình thức phạt tiền; và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như:
– Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước; đối với các hành vi vi phạm nêu trên.
Trường hợp hành vi trốn thuế nêu trên đã quá thời hiệu xử phạt; thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế; nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp; tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước; theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế; (nếu có) đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Những trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội trốn thuế; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự.
– Người nào thực 01 trong 09 hành vi trốn thuế theo quy định; với số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 triệu; mà đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế, chưa được xóa án tích vẫn tiếp tục vi phạm; thì sẽ bị phạt tiền ít nhất 100.000.000 đồng và bị phạt tù ít nhất 03 tháng tù, tùy từng mức độ vi phạm;
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+,Có tổ chức;
+, Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+, Phạm tội 02 lần trở lên;
+, Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Ngoài ra các pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế cũng sẽ bị xử phạt; theo quy định tại khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 2015.
Có thể bạn quan tâm
- Một người có mấy mã số thuế cá nhân?
- Hủy mã số thuế cá nhân online như thế nào?
- Dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách giải quyết việc bị đăng ký trộm mã số thuế cá nhân như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục hồ sơ đất đai; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Dựa theo đối tượng nộp thuế, chúng ta sẽ có các loại mã số thuế khác nhau. Bao gồm:
– Mã số thuế doanh nghiệp
– Mã số thuế cá nhân
– Mã số thuế người phụ thuộc
Cá nhân chỉ có duy nhất 01 mã số thuế sử dụng trong suốt cuộc đời. Trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế thì phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế thu nhập cá nhân được cấp sau và chỉ sử dụng mã số thuế được cấp đầu tiên để thực hiện kê khai nộp thuế hoặc khấu trừ các thu nhập phát sinh.
Công ty phải đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động; chậm nhất 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là 90 ngày; kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.