Chào Luật sư; Từ ngày vợ tôi sinh con tới nay đã được 36 tháng, tuy nhiên trong quá trình chăm sóc con tôi không thấy đứa bé đó giống mình một chút nào. Tôi đang nghi ngờ đó không phải là con của tôi. Luật sư có thể cho tôi biết tôi cần làm gì khi vợ mình có con với người khác? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc bỗng nhiên một ngày phát hiện con mình đang chăm sóc không phải con của mình; là một việc vô cùng hy hữu. Tuy nhiên mọi chuyện sẽ có những cách giải quyết của nó mà bạn không thể tin được vào mắt của mình. Dù lỗi là vợ bạn hay lỗi do bệnh viện thì bạn cần thật sự tỉnh táo khi đối mặt với sự thật.
Để có thể giải quyết việc làm gì khi vợ mình có con với người khác? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Quyền có cha mẹ của con người
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
Theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Như vậy quyền được có cha mẹ là một trong những quyền cơ bản của con người.
Xác định cha mẹ con trong hôn nhân
Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy xác định con theo luật định như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân;
- Con do vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân;
- Con sinh ra trong thời gian 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân;
- Con sinh ra trước hôn nhân nhưng được vợ chồng thừa nhận là con chung.
Quy định về việc xác định con cái
Xác định con:
– Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
– Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
– Quyền nhận con:
– Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
– Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
– Xác định cha mẹ và con trong trường hợp người có yêu cầu chết
Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.
– Xác định cha mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
– Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
– Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
– Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
– Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.
– Xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
Làm gì khi vợ mình có con với người khác?
Làm gì khi vợ mình có con với người khác? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra nếu bổng một ngày bạn phát hiện hình như con của bạn không thật sự là con của mình.
Khi bạn có suy nghĩ đó hãy thật bình tĩnh; bởi nó chỉ là suy nghĩ và không có cơ sở chắc chắn. Bạn cần phải đi xét nghiệm ADN về huyết thống để xác định nó có phải là sự thật mà bạn luôn nghĩ.
Nếu kết quả xét nghiệm đó là con của bạn thì xin chúc mừng bạn và bạn hãy gạch bỏ suy nghĩ vợ mình có con với người khác.
Nếu kết quả ra đó không phải là con của bạn; thì bạn cần hết sức bình tĩnh; tịnh tâm lại và cần nói chuyện với vợ bạn về vấn đề này; xem biểu hiện của vợ bạn ra sao; bởi có thể có 02 khả năng mà con bạn không phải là con của bạn:
- Con của bạn sinh ra đã bị đán tráo chứng khi còn ở bệnh viện;
- Vợ bạn ngoại tình và có con với người khác.
Hoặc trong một trường hợp khác nếu bạn quyết định không nói với vợ bạn thì cũng không sao; nhưng bạn phải đứng trước hai sự lựa chọn như sau:
- Vẫn muốn đứa trẻ đó là con của mình.
- Không muốn đứa trẻ đó là con của mình.
Trong trường hợp bạn không muốn bạn là cha/ba của đứa trẻ đó; thì như chúng tôi đã phân tích bạn có thể nộp đơn lên Toà án yêu cầu xác định cha mẹ con; bởi theo quy định của pháp luật chúng tôi đã nói bạn sẽ được xác định là người cha theo pháp luật do con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
Khi yêu cầu Toà án xác định lại cha mẹ con; bạn cần lưu ý rằng giấy mà bạn xác nhận ADN con bạn trước đó sẽ không có giá trị pháp luật; bởi nó không đảm bảo thuộc tính khách quan trong chứng cứ; mà khi trong quá trình giải quyết vụ án bạn cần phải nhờ cơ quan có thẩm quyền tiến hành xét nghiệm AND lại.
Mọi thứ chỉ là sự nghi ngờ nên bạn cần bình tĩnh để có có thể đưa ra cho mình hướng giải quyết tốt nhất cho sự việc này nhé.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm gì khi vợ mình có con với người khác″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục khai tử bản sao; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Con không phải của mình giờ mình muốn nhận con nuôi có được không? là câu hỏi của nhiều người đặt ra. Do thời gian nuôi dưỡng đã lâu; tình cảm sâu đậm nên khi phát hiện không phải con mình nhiều người muốn nhận làm con nuôi.
Do theo pháp luật con trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là con của vợ chồng; nên nếu ba mẹ thật của đứa bé không nhận lại con; thì người con đó vẫn là con của bạn.
Nếu ba mẹ ruột nhận lại đứa bé; thì bạn hoàn toàn có thể nhận nuôi lại đứa bé đó với điều kiện bạn thoả về điều kiện nhận nuôi.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 51 Luật HN và GĐ 2015 quy định về quyền ly hôn thì:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn; khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác; mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng; vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe; tinh thần của họ.
– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai; sinh con; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy khi cảm thấy đời sống hôn nhân không hạnh phúc; và nhiều mâu thuẫn thì bạn có quyền ly hôn.
Điều 27 Bộ luật Dân sự quy định về trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, gồm:
– Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ; hoặc ngược lại;
– Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ; hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
Như vậy nếu bạn không muốn con của vợ với người khác mang tên họ của mình; thì bạn nên bàn bạc lại với vợ của bạn để yêu cầu đổi họ của con sang họ của mẹ; hoặc trong trường hợp có xác định lại cha mẹ con và cha ruột của đứa bé có nhu cầu đổi họ thì họ con của vợ bạn với người khác sẽ được đổi và không còn họ của bạn.