Khách hàng: Xin chào Luật sư! Tôi đang gặp một vài vấn đề trong cuộc sống cần đến pháp luật. Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi và chồng có một đứa con 2 tuổi. Con đã lớn cũng được đến trường rồi nên tôi muốn đi làm lại công việc văn phòng trước khi của tôi. Đó là công việc yêu thích của tôi và nó cũng giúp tôi kiếm thêm được nguồn thu nhập cho gia đình. Nhưng chồng tôi lại không thích. Anh ấy bắt tôi ở nhà làm nội trợ và trông con, không cho tôi đi làm lại. Vậy thưa Luật sư hành vi đó của chồng tôi có vi phạm pháp luật không? Mọi người bảo hành vi của chồng tôi là “không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc” có đúng không ạ? Tôi muốn anh hiểu được hành vi của bản thân và thay đổi. Mong Luật sư tư vấn giúp ạ!
Luật sư: Cảm ơn bạn đã tìm đến chúng tôi. Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề pháp luật cho quý khách hàng. Như vấn đề bạn đang gặp phải thì hành vi của chồng bạn là hành vi “không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc”. Vậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp bị coi là bạo lực gia đình
Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Hành vi của chồng bạn là hành vi gây áp lực thường xuyên về tâm lý. Đây cũng được coi là hành vi bạo lực gia đình.
Nghĩa vụ của người gây bạo lực gia đình
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
Khi chồng bạn đã có những hành vi áp lực tinh thần cho bạn thì buộc phải thực hiện các nghĩa vụ:
- Tôn trọng sự can ngăn, khuyên bảo của mọi người xung quanh. Từ bố mẹ, bạn bè, con cái,…
- Nếu bị xử phạt thì phải chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Chăm sóc bạn giúp bạn cải thiện tinh thần.
Quyền và nghĩa vụ của người bị bạo lực
Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi bị bạo lực gia đình bạn có đầy đủ các quyền như pháp luật đã quy định. Từ việc bảo vệ của pháp luật, cộng đồng và những người xung quanh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc
Căn cứ Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 55 đã nêu thì chồng bạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi đem lại có thể giúp ích phần nào đó cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình
- Cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình
- Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống
Câu hỏi thường gặp
Hình vi nêu trên là hành vi bạo lực gia đình. Cụ thể là: Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc. Hành vi này có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đây là hành vi bạo lực gia đình và chắc chắn sẽ vi phạm pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 ĐIều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi kể trên sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.