Chào luật sư. Tôi muốn đầu tư vốn để mua đất để dành cho các con sau này sử dụng. Tuy nhiên, tôi không biết được rằng đất đó có tranh chấp hay không. Nếu chẳng may rơi vào đất có tranh chấp thì sẽ phải chịu rủi ro không đáng có. Vì vậy, tôi muốn tham khảo ý kiến từ luật sư để biết cách xác định đất không có tranh chấp. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tranh chấp đất đai là gì?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay bởi tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Các loại tranh chấp đất đai hiện nay
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất, đây có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi,…Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.
Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp.
Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất đai và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Về bản chất khi giải quyết tranh chấp này tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…
Bên cạnh đó, một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì; đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.
Tranh chấp liên quan đến đất
Bao gồm hai loại tranh chấp về thừa kế liên quan đến đất đai và tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn: – Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Tranh chấp có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại…
Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.
Cách xác định đất không có tranh chấp như thế nào?
Để xác định đất không có tranh chấp, có thể làm đơn gửi UBND cấp xã nơi có đất. Kèm theo đơn là bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu đã được cấp), bản sao giấy tờ tùy thân (căn cước công dân, hộ khẩu). Sau khi kiểm tra nếu xét thấy đất không có tranh chấp thì UBND cấp xã xác nhận trực tiếp vào đơn hoặc cấp văn bản xác nhận cho đương sự.
Thủ tục xin xác nhận đất không có tranh chấp
Hồ sơ chuẩn bị để thực hiện thủ tục xin xác nhận đất không có tranh chấp bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân dân;
- Văn bản xin xác nhận đất không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch sử dụng đất;
- Giấy ủy quyền (nếu thông qua ủy quyền).
Thủ tục xác định đất không có tranh chấp được thực hiện cụ thể qua các bước sau
- Người xin xác nhận chuẩn bị một bộ hồ sơ nêu trên và nộp trực tiếp tại UBND xã phường. Cán bộ chuyên môn sẽ viết cho bạn 1 phiếu hẹn.
- Cán bộ chuyên môn kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ cần chứng thực. Sau khi kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ yêu cầu xác nhận hợp lệ và kiểm tra thực tế thửa đất (nếu cần) thì vào sổ chứng thực trình Chủ tịch UBND xã hoặc Phó Chủ tịch ký xác nhận và đóng dấu hoàn tất hồ sơ.
- Trả kết quả cho người xin xác nhận đất không có tranh chấp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì công chức địa chính xây dựng trả lại và nói rõ lý do cho người xin xác nhận đất không có tranh chấp.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin cấp đất làm trang trại mới nhất năm 2021
- Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng theo quy định
- Hướng dẫn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư năm 2021
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách xác định đất không có tranh chấp”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm b Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, trong trường hợp đất đang có tranh chấp “ không được quyền chuyển nhượng”
Đất không có tranh chấp là đất mà người quản lý, sử dụng thửa đất đó không có bất kỳ tranh chấp nào với một chủ thể khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với thửa đất đó
Khi các bên xảy ra tranh chấp thì: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
1: Tự hòa giải;
2: Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở