Xin chào Luật Sư và mọi người. Thời gian covid này tôi không đi làm được nên gắp khá nhiều khó khăn về mặt tài chính nên tôi muốn cầm cố một thứ gì đó để có thể vay mượn. Liệu tôi có thể mang hộ chiếu đi cầm cố được không? Hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để trả lời những thắc mắc của bạn mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Cầm cố là gì?
Theo quy định tại điều 309 Bộ luật dân sự 2015
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Cầm cố là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của pháp luật dân sự Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền sẽ sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ngược lại, đối với bên có quyền, lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo rằng quyền của mình sẽ được bảo đảm bằng hành vi hoặc bằng tài sản của bên có nghĩa vụ.
Có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?
Tại Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
Căn cứ theo quy định hiện hành, có thể xác định hộ chiếu là loại giấy tờ xuất nhập cảnh. Chính vì vậy, không được mang hộ chiếu đi cầm cố.
Loại tài sản nào có thể mang cầm cố?
Đang loay hoay không thể cầm hộ chiếu thì bạn có thể nghĩ đến các phương án sau:
Cầm xe Ô tô
Xe Ô tô cá nhân, hay xe ô tô doanh nghiệp là loại tài sản có giá trị cao nếu đang gặp vấn đề về xoay vòng vốn, khó khăn về tài chính thì mọi người có thẻ chọn cách cầm ô tô của mình. Việc cầm cố xe ô tô được thực hiện nhanh và nhận tiền ngay trong ngày. Cầm cố xe ô tô không có nghĩa là bạn phải để ô tô ở tiệm cầm đồ mà bạn chỉ để các giấy tờ xe ô tô lại như giấy đăng ký xe, giấy đăng kiểm xe ô tô…
Cầm xe ô tô thường sẽ nhận được số tiền vay lên đến 50% – 70% giá trị xe. Số tiền cầm thể lên đến vài trăm triệu hay vài tỷ phụ thuộc vào giá trị chiếc xe cầm.
Cầm xe máy
Xe máy hiện là tài sản được mang đi cầm cố nhiều nhất, vừa cầm được số tiền lớn vừa dễ chuộc về. Khi cầm xe máy thì bạn vẫn có thể sử dụng phương tiện nhưng giấy đăng ký xe máy chính chủ sẽ do người chủ cầm đồ giữ. Số tiền cầm cố xe máy sẽ không được cao nhu cầm xe ô tô vì giá trị 2 tài sản này chênh nhau quá lớn.
Cầm xe máy thường phụ thuộc vào loại xe tay ga hay xe số. Xe tay ga những loại thuộc dòng SH, PCX, Liberty sẽ có giá cao hơn các loại như Vison, Lead… Tùy vào chất lượng chiếc xe cầm cố mới hay cũ, hư hỏng hay không nữa. Thường sẽ cầm từ 50% giá trị xe tùy thuộc vào cửa hàng cầm.
Cầm trang sức
Trang sức vàng bạc đá quý là một trong những món đồ cầm cố hiệu quả nhất; bởi vì không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày của người cầm cố. Các loại trang sức làm từ vàng ta, bạch kim, kim cương sẽ có giá cầm khá cao; và còn phụ thuộc vào giá trang sức trên thị trường hiện tại. Trang sức có giá trị càng càng cao thì số tiền vay càng lớn. Đây có lẽ là tài sản nên cầm cố nhất khi gặp khó khăn về tiền bạc.
Rất khó để xác định giá cầm trang sức vì nó không cố định; mỗi loại trang sức sẽ có giá cầm khác nhau.
Cầm thiết bị điện tử cao cấp
Các loại thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy ảnh… cũng là một loại tài sản có thể cầm cố. Thiết bị của các thương hiệu nổi tiếng như Macbook, Apple, Samsung, Sony… sẽ có giá cầm cố tương đối cao. Tuy nhiên khi cầm cố loại thiết bị này mọi người nên chuộc về sớm để tránh những hư hỏng không cần thiết
Cầm sim điện thoại
Không phải bất kỳ sim điện thoại nào cũng có thể cầm đồ, chỉ có những sim số đẹp; sim tứ quý hoặc các loại sim mà người ta cho là có số làm ăn… mới được cầm cố với số tiền lớn còn lại các loại sim điện thoại thông thường sẽ không được cầm cố để vay tiền.
Video hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu của Luật sư X
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “ Có được mang hộ chiếu đi cầm cố không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ em có được xin cấp hộ chiếu gắn chip không?
- Lệ phí làm hộ chiếu gắn chip là bao nhiêu?
- Gia hạn hộ chiếu có mất phí hay không?
- Có được cấp hộ chiếu lần đầu ở nơi tạm trú không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC
Nếu chọn lựa giữa việc có nên hay không sử dụng dịch vụ cầm đồ còn tùy thuộc vào nhu cầu cần tiền của bạn là như thế nào. Thường thì chọn cách vay tiền ngân hàng sẽ an toàn hơn so với việc vay tiền bằng cách cầm cố tài sản.
Với những ai đang có nhu cầu tiền gấp thì việc cầm đồ sẽ hiệu quả hơn nhiều vì vay ngân hàng có quá nhiều thủ tục và điều kiện, thời gian giải ngân có thể lên đến 15 ngày sau khi hoàn tất thủ tục. Cầm đồ chỉ mất 20 -30 phút là có thể nhận tiền.