Xin chào Luật sư X, tôi làm cho một công ty tại quận 12 chuyên xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, hiện công ty đang chậm lương tháng thứ 03 của tôi, điều này khiến tôi gặp khó khăn về kinh tế nghiêm trọng. Giờ tôi phải làm gì khi bị công ty chậm lương? Xin được tư vấn.
Chào bạn, một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động là thanh toán lương đúng hạn cho người lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào công ty cũng thanh toán lương đúng hạn do nhiều nguyên nhân. Việc chậm lương có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tháng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của người lao động. Vậy cần làm gì khi bị chậm lương? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về thời hạn trả lương cho người lao động
Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định rất rõ về kỳ hạn trả lương của người sử dụng lao động như sau:
- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp bạn làm công việc hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận.
Trường hợp bạn hưởng lương theo tháng thì được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Theo đó, quy định ngày trả lương hàng tháng sẽ do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
Điều này có nghĩa, khi giao kết hợp đồng lao động, bạn và công ty sẽ thỏa thuận rõ ràng về các vấn đề như hình thức trả lương, tiền lương, ngày trả lương,… các thỏa thuận này sẽ được ghi lại trong hợp đồng lao động hoặc đã được ghi trong quy chế trả lương, quy chế tiền lương của công ty. Do đó, ngày trả lương có thể là cuối tháng hoặc các ngày đầu tháng sau kế tiếp tùy thuộc vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, quy chế trả lương hoặc quy chế tiền lương của công ty
Người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động đúng kỳ hạn bởi điều này có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu tài chính của bản thân và gia đình họ cũng như việc lên phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh thu chi tài chính, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người sử dụng lao động.
Doanh nghiệp nợ lương bao lâu thì bị phạt?
Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả đủ lương vào đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động cũng ghi nhận:
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;…
Như vậy, nếu như có lý do bất khả kháng và đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng doanh nghiệp vẫn không thể trả lương đúng hạn thì được chậm trả tối đa 30 ngày.
Từ những căn cứ trên, có thể xác định khoảng thời gian chậm lương khiến cho doanh nghiệp bị phạt như sau:
- Có lý do bất khả kháng: Chậm lương từ 31 ngày so với kỳ hạn sẽ bị phạt.
- Các trường hợp còn lại: Chậm lương từ 01 ngày so với kỳ hạn là bị phạt.
Chậm trả lương nhân viên công ty bị phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền, cụ thể:
- Từ 05 – 10 triệu đồng: Chậm lương của 01 – 10 người lao động;
- Từ 10 – 20 triệu đồng: Chậm lương của 11 – 50 người lao động;
- Từ 20 – 30 triệu đồng: Chậm lương của 51 – 100 người lao động;
- Từ 30 – 40 triệu đồng: Chậm lương của 101 – 300 người lao động;
- Từ 40 – 50 triệu đồng: Chậm lương của 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động.
Mức lãi suất sẽ được tính theo lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vi phạm.
Mức phạt này được áp dụng cho người sử dụng lao động là cá nhân. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi mức nêu trên (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12).
Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp chậm trả lương?
Để đòi đủ tiền lương của mình, người lao động có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1: Khiếu nại
Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trước hết, người lao động phải gửi đơn khiếu nại đến chủ doanh nghiệp để yêu cầu giải quyết tiền lương. Nếu doanh nghiệp không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì mới gửi đơn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án nhưng trước hết phải hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải thực hiện hòa giải thông quan Hòa giải viên lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Nếu hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì được yêu cầu khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin cấp lại căn cước công dân bị mất mới 2022
- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ năm 2022
- Xin cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
- Phá hoại tài sản của người khác thì bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Làm gì khi bị chậm lương?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thành lập công ty hợp danh; tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; tờ khai trích lục kết hôn, công ty tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đơn khởi kiện (có thể dùng theo mẫu đơn khởi kiện)
– Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
– Hợp đồng lao động.
– Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc;
– Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ về tư cách pháp lý như: giấy phép đầu tư, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia vụ kiện. Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật nếu có;
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc. Các văn bản tài liệu khác nếu nộp bản sao thì phải được xác nhận sao y bản chính.
✔️ Án phí Lao động bao gồm án lao động sơ thẩm, án phí lao động phúc thẩm.
✔️ Mức án phí lao động sơ thẩm đối với các vụ án lao động không có giá ngạch là 300.000 đồng.
✔️ Mức án phí lao động sơ thẩm đối với các vụ án lao động có giá ngạch được quy định như sau:
Giá trị tranh chấp lao động / Mức án phí
– Từ 4.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng
– Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 3% của trị giá tranh chấp, nhưng không dưới 200.000 đồng.
– Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
– Từ trên 2.000.000.000 đồng: 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.
Thời hạn chuẩn bị xét xử từ 2 đến 4 tháng
Thời hạn mở phiên tòa từ 1 đến 2 tháng.