Hiện nay với tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước diễn ra ngày càng sâu rộng, kéo theo đó là các nhu cầu tìm hiểu; nghiên cứu, tham khảo các xuất bản phẩm nước ngoài ngày càng lớn. Vì vậy nhiều trường hợp phải nhập khẩu xuất bản phẩm. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm có hai mục đích là để kinh doanh và không để kinh doanh. Có nhiều trường hợp việc xuất bản phẩm không kinh doanh; nhưng phải đề nghị cấp giấy phép trong một số trường hợp được quy định. Vậy ” Đơn đề nghị nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh” được viết như thế nào?.
Câu hỏi: Hiện nay trường chúng tôi muốn nhập khẩu một lô sách từ nước ngoài về; để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy sinh viên. Luật sư cho tôi hỏi là đơn đề nghị nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh được viết như thế nào ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi.
Xuất bản phẩm là gì?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật xuất bản 2012 quy định: “Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật; được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản; bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh; và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách”
Đơn đề nghị nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Mời bạn xem và tải Đơn đề nghị nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh tại đây:
Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 41 Luật xuất bản 2012 quy định về việc cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh như sau:
– Việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; cấp giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, cơ quan, tổ chức, cá nhân; phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu quy định và thực hiện như sau:
+, Cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài; có trụ sở tại thành phố Hà Nội gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông; hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
+, Cơ quan, tổ chức khác và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài; gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu.
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định;
– Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định.
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ như trên; tại Sở thông tin truyền thông tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Với đơn vị ở trung ương nộp hồ sơ tại Cục Xuất Bản – In Phát Hành
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Trường thời gian thẩm định hồ sơ sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
– Nếu xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thì cơ quan cấp phép có thể cấp giấy phép cho 1 bản (hoặc một số bản) xuất bản phẩm để thẩm định
– Nếu xuất bản phẩm không có dấu hiệu vi phạm luật (hoặc đơn vị nhập khẩu; có thể cung cấp 1 bản thẩm định + kết quả thẩm định ) thì cấp giấy phép nhập khẩu.
Trường hợp phát hiện xuất bản phẩm đề nghị nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam; thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; có quyền từ chối cấp giấy phép nhập khẩu; hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu; cung cấp một bản xuất bản phẩm; để tổ chức thẩm định nội dung làm cơ sở cho việc quyết định cấp giấy phép nhập khẩu.
Các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép
Tại Điều 42 Luật xuất bản quy định về các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép. Theo đó:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; mà chỉ làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan; trong trường hợp nhập khẩu các loại xuất bản phẩm sau đây:
+, Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam; đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;
+, Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
+, Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh; để sử dụng cho nhu cầu cá nhân;
+, Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện; dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan; pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đơn đề nghị nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Tra cứu thông tin quy hoạch; Tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Bảo hộ logo công ty; Xác nhận độc thân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Hợp đồng lao động thời vụ
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp được một (01) bản xuất bản phẩm để tổ chức thẩm định nội dung làm cơ sở cho việc quyết định cấp giấy phép nhập khẩu, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở cấp giấy phép nhập khẩu một (01) bản/tên xuất bản phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp để thẩm định nội dung.
Trường hợp cần thiết, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở cấp giấy phép nhập khẩu bổ sung với số lượng xuất bản phẩm tối thiểu đủ để thẩm định nội dung.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu để thẩm định nội dung, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải thành lập hội đồng thẩm định. Thành phần hội đồng, số lượng thành viên hội đồng và việc mời chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định do Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Giám đốc Sở quyết định.
– Thời gian thẩm định đối với từng xuất bản phẩm không quá 10 ngày, kể từ ngày hội đồng thẩm định được thành lập. Kết quả thẩm định được lập thành văn bản, trong đó xác định rõ nội dung xuất bản phẩm có hoặc không vi phạm Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở xem xét kết quả thẩm định để cấp giấy phép nhập khẩu; trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do, trong đó có yêu cầu tổ chức, cá nhân phải tái xuất hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm đã cấp giấy phép nhập khẩu quy định
Trường hợp phát hiện xuất bản phẩm đề nghị nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp giấy phép nhập khẩu hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cung cấp một bản xuất bản phẩm để tổ chức thẩm định nội dung làm cơ sở cho việc quyết định cấp giấy phép nhập khẩu.