Thưa luật sư, Vợ chồng tôi đang muốn mở công ty để cung ứng các sản phẩm nông sản ra nước ngoài. vì chưa có nhiều kiến thức về việc đăng ký kiểm dịch như thế nào? Nên mong luật sư tư vấn giúp vợ chồng tôi về việc đăng ký kiểm dịch cần những gì? Mẫu đơn thì quy định ra sao? Mong luật sư tư vấn giúp.
Thực trạng ngày nay khi sản xuất ngày càng phát triển, càng ngày nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng lớn thì việc nhập các sản phẩm ngày càng nhiều. Để có thể làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, các chủ thể cần tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu và đảm bảo thực hiện các trình tự, thủ tục theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Đề có những thông tin, cũng như mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Kiểm dịch thực vật là gì?
Trên thực tế, trong quá trình khi cho hàng hóa nhập khẩu, kiểm dịch thực vật giúp đảm bảo không cho các mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào thị trường nội địa. Còn đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, kiểm dịch cũng tương tự như là một giấy phép thông hành đảm bảo đủ điều kiện để chuyển ra nước ngoài. Với một số loại hàng hóa, kiểm dịch thực vật là bắt buộc trong các quy định của pháp luật.
Trong trường hợp, lô hàng trong danh sách bắt buộc kiểm dịch; mà lại chưa có giấy tờ chứng minh thì hàng hóa này sẽ bị cơ quan Nhà nước; có thẩm quyền dừng lại khi làm thủ tục tại hải quan. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu ra đời để các cá nhân, tổ chức xin cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Thực chất, hoạt động Kiểm dịch thực vật; là công tác quản lý của Nhà nước nhằm mục đích; để ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm; có sự lây lan giữa các vùng trong nước; và giữa nước ta với nước ngoài.
Với các loại hàng hoá nhập khẩu có liên quan; hoặc có nguồn gốc thực vật thì hoạt động kiểm dịch có vai trò quan trọng để đảm bảo không cho; mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Còn đối với các loại hàng hoá được xuất khẩu; là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch và đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nước ngoài.
Cần lưu ý rằng, các hoạt động kiểm dịch động thực vật; đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nước bắt buộc với một số mặt hàng; khi làm thủ tục hải quan.
Mục đích của hoạt động kiểm dịch thực vật; là nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá để hàng hoá không mang các mần bệnh độc hại; và nguy hiểm vào thị trường nước khác.
Trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm dịch, cần có giấy kiểm định thực vật. Đây là loại chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu; nhằm để chứng minh hàng hoá đủ điều kiện nhập khẩu; vào thị trường của nước nhập hàng theo quy định pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy, hoạt động kiểm dịch thực vật thực chất; là công tác quản lý của Nhà nước, các cơ quan chức năng nhằm mục đích cơ bản; là để ngăn chặn những loài sâu bệnh, vi sinh vật có hại, cỏ dại nguy hiểm. Các loài sâu bệnh, vi sinh vật có hại, cỏ dại; nguy hiểm có thể gây ra nguy cơ lây lan, nhiễm bệnh giữa các vùng trong nước hoặc giữa nội địa; và nước ngoài. Để có thể làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, các chủ thể cần tuân thủ; các quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu và đảm bảo thực hiện các trình tự, thủ tục theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Kiểm dịch thực vật xuất/nhập khẩu:
Hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau:
– Thứ nhất: Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu được ban hành.
– Thứ hai: Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Trong trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp; thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh; và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
– Thứ ba: Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu; (trường hợp quy định phải có Giấy phép).
Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo quy định hiện hành:
Mời bạn tham khảo và tải xuống mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu dưới đây của chúng tôi.
Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật:
Chủ vật thể nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu; tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia.
– Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay; tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Kiểm tra vật thể:
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
+ Kiểm tra sơ bộ.
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
+ Kiểm tra chi tiết.
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định của pháp luật hiện hành; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
– Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Cơ quan kiểm dịch thực vật thực hiện việc cấp; Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng hai mươi tư giờ; kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật; hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; xin phép bay flycam giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Phần mở đầu:
+ Mẫu số 04/BVTV.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là đơn
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan nơi tiếp nhận đơn
+ Thông tin chủ thể làm đơn
+ Đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
+ Thông tin lô hàng đề
+ Hồ sơ kèm theo.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập đơn
+ Ký và ghi rõ họ tên của cán bộ nhận đơn
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện cơ quan.
Thực vật là cây và các sản phẩm của cây. Việc kiểm dịch thực vật là các hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng kiểm soát và sinh vật gây hại lạ. Đối tượng kiểm dịch thực vật là các sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật.
Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự thủ tục KDTV nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Thông tư 223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.