Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư là một vấn đề được nhà đầu tư quan tâm. Về vấn đề này, Luật sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư X. Tôi là Trần Văn P. Hiện nay, dự án xây dựng của tôi đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn lực tài chính hiện tại của tôi không đủ để tiếp tục thực hiện dự án. Tôi có ý định chấm dứt hoạt động dự án này và chuyển sang hình thức đầu tư khác. Vậy Luật sư có thể tư vấn cho tôi rằng tôi có thể chấm dứt dự án này hay không? Nếu có thì tôi phải làm gì? Xin cảm ơn Luật sư.
Vậy thủ tục này được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Các trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
Theo quyết định của Nhà đầu tư hoặc theo hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp
Nhà đầu tư chấm dứt dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp
- Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Mời bạn đọc xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý những gì về thuế tại Việt Nam
Theo quyết định của cơ quan đăng ký đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
- Dự án tạm ngừng đầu tư theo quyết định của cơ quan nhà nước, Thủ tướng Chính phủ. Nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động
- Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư; không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng.
- Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động; hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động; cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư/đại diện hợp pháp của nhà đầu tư
- Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng; chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai
- Nhà đầu tư không ký quỹ; không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ.
- Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Mời bạn đọc xem thêm: Chủ đầu tư lách luật bằng hợp đồng vay vốn có phạm luật?
Trình tự thực hiện
- Trường hợp tự quyết định chấm dứt dự án đầu tư:
Nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định; kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
- Trường hợp chấm dứt dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng; điều lệ doanh nghiệp; hoặc hết thời hạn hoạt động dự án:
Nhà đầu tư thông báo; nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt dự án đầu tư. Kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt dự án đầu tư.
- Trường hợp chấm dứt dự án đầu tư theo quyết định của Cơ quan đăng ký đầu tư:
Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hết hiệu lực; kể từ ngày quyết định của Cơ quan đăng ký đầu tư có hiệu lực.
Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư
- Thủ tục đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư:
Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; không thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư. Nội dung đăng ký kinh doanh tiếp tục có hiệu lực. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh; nội dung dự án đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
Thanh lý dự án đầu tư
Thủ tục thanh lý dự án đầu tư như sau:
- Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo pháp luật về thanh lý tài sản
- Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
Việc xử lý quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai
- Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể; lâm vào tình trạng phá sản:
Việc thanh lý dự án đầu tư theo pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.
Câu hỏi thường gặp
Nếu dự án đầu tư chấm dứt trong các trường hợp: Hết thời hạn hoạt động; theo các điều kiện chấm dứt được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp, thỏa thuận, cam kết của các nhà đầu tư; nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án; thì nhà đầu tư thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư, làm thủ tục thanh lý dự án đầu tư và nộp lại Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư hết thời hạn hoạt động nhưng nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động đầu tư thì Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục này
Nhà đầu tư sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thủ tục thanh lý dự án đầu tư.”
Bạn có thể thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư mà không thực hiện giải thể công ty. Bởi một doanh nghiệp có thể có nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp chỉ muốn chấm dứt hoạt động của một dự án đầu tư nhưng vẫn muốn tiếp tục các dự án khác thì không thực hiện giải thể doanh nghiệp
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102