Con dấu là vật đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của công ty; nó có vai trò gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp qua các thời kì. Nếu như trong quá trình hoạt động, mà công ty không may làm mất hoặc làm hỏng con dấu; thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lí lẫn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, nếu doanh nghiệp sơ ý làm mất con dấu; thì doanh nghiệp đó cần tiến hành nhanh chóng các thủ tục cấp lại con dấu công ty. Vậy các ” thủ tục làm lại con dấu công ty bị mất” được quy định như thế nào?.
Câu hỏi: Thưa luật sư, Công ty tôi có làm mất còn dấu và bây giờ muốn xin làm lại con dấu thì cần phải thực hiện những thủ tục nào ạ?. Mong Luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Vai trò quan trọng của con dấu trong công ty
Theo quy chuẩn của pháp luật hiện hành thì con dấu đóng vai trò là đại diện về mặt pháp lý của Doanh nghiệp. Và Doanh nghiệp nào cũng cần phải có một con dấu tròn mang tên công ty mình.
Ngoài ra, các doanh nghiệp thường làm thêm con dấu chức danh của từng người lãnh đạo trong Doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho việc đóng dấu hồ sơ, văn bản giấy tờ của doanh nghiệp được linh động; và thuận lợi hơn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt được hiệu quả cao.
Khi con dấu bị mất cần làm gì?
– Khi bị mất con dấu, doanh nghiệp phải báo với cơ quan chủ quản;
– Báo cáo bằng văn bản và nộp “giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu” cho cơ quan công an quản lý;
– Để được cấp lại, doanh nghiệp phải có văn bản nêu rõ lý do; và đề nghị cơ quan Công an cấp lại con dấu. Văn bản phải được Công an phường, xã nơi xảy ra mất dấu xác nhận.
– Nếu dấu của doanh nghiệp do Trung ương cấp phép; thì làm thủ tục tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội Bộ Công an;
– Nếu dấu do địa phương cấp phép trước ngày 01/07/2015; thì làm thủ tục tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội Công an Tỉnh, Thành phố; nơi doanh nghiệp có trụ sở chính; Sau ngày 01/07/2015 thì doanh nghiệp liên hệ với Cơ sở khắc dấu; và tiến hành nộp hồ sơ cấp lại con dấu tại sở kế hoạch đầu tư thành phố.
Quy định về cấp lại con dấu công ty
Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định:
– Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu; đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu; cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu; thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới; theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu; tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu; mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu; theo quy định tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
– Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh; nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai; trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp
- Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và màu mực dấu
- Hủy mẫu con dấu.
– Trình tự, thủ tục và hồ sơ thông báo mẫu con dấu thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp
Thủ làm lại con dấu công ty bị mất
Thủ tục làm lại con dấu công ty bị mất như sau:
Đối với những doanh nghiệp được thành lập trước 01/07/2015, có con dấu do cơ quan công an cấp
- Trường hợp làm lại con dấu khi con dấu bị mất:
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành Thông báo về việc mất con dấu; trên Cơ quan công an nơi đã cấp con dấu.
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, trong thời hạn 02 ngày; kể từ khi phát hiện mất con dấu thì phải thông báo ngay bằng văn bản; cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu. (khoản 7 điều 24 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Bước 2: Doanh nghiệp liên hệ với cơ sở Khắc dấu để tiến hành làm con dấu mới; theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng, nội dung; và hình thức con dấu, đồng thời doanh nghiệp không cần phải thực hiện Thủ tục thông báo mẫu dấu mới; trước khi sử dụng.
- Trường hợp làm lại con dấu khi con dấu bị hư, hỏng:
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả lại con dấu đã hư, hỏng; cho Cơ quan công an nơi cấp con dấu.
Hồ sơ trả lại con dấu cho Cơ quan công an bao gồm:
- Công văn về việc trả lại con dấu;
- Bản sao y Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập của đơn vị, tổ chức;
- Bản chính đăng ký mẫu dấu của đơn vị do Cơ quan công an cấp;
- Giấy giới thiệu cho người thực hiện thủ tục
Bước 2: Sau khi trả lại con dấu cho Cơ quan công an, doanh nghiệp; liên hệ với cơ sở Khắc dấu để tiến hành làm con dấu mới theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
Đối với những doanh nghiệp được thành lập sau 01/07/2015 có con dấu được làm theo Luật doanh nghiệp 2014
Trong trường hợp con dấu doanh nghiệp bị mất hoặc hư, hỏng; doanh nghiệp liên hệ với cơ sở Khắc dấu để tiến hành làm con dấu mới; theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và không cần phải thông báo mẫu dấu mới; cũng như trả lại con dấu cũ cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh.
Chú ý
– Đối với cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình Quốc huy: cơ quan chuyên môn; tổ chức sự nghiệp cần: Quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu của cơ quan có thẩm quyền; theo quy định của pháp luật.
– Đối với tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, hội quần chúng; hội nghề nghiệp cần: Quyết định thành lập và Điều lệ; hoặc Hiến chương cho phép sử dụng con dấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với tổ chức khoa học và công nghệ cần: Quyết định thành lập; cho phép sử dụng con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
– Đối với tổ chức báo chí, xuất bản cần: Quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu; và Giấy phép hoạt động báo chí, Giấy phép xuất bản do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Đối với tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao; cần: Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
– Đối với cơ quan đại diện ngoại giao cần: Công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao; kèm theo mẫu con dấu và công văn của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
– Đối với tổ chức hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm; Luật Chứng khoán cần: Giấy phép thành lập và hoạt động.
– Đối với tổ chức kinh tế cần: Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Quyết định thành lập phòng giao dịch; quỹ tiết kiệm thuộc Sở giao dịch hoặc Chi nhánh các Ngân hàng Thương mại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thủ tục làm lại con dấu công ty bị mất” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Lấy giấy chứng nhận độc thân; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Hợp đồng lao động thời vụ
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ làm lại con dấu bị hỏng, mất bao gồm:
Giấy đề nghị thay đổi con dấu trong đó phải nêu rõ lý do, nguyên nhân thay đổi. Lưu ý: Cần thực hiện đóng mẫu dấu vào giấy đề nghị
Giấy đăng ký kinh doanh đối của doanh nghiệp còn đối với cơ quan, tổ chức thì Giấy chứng nhận hoạt động của tổ chức đó.
Giấy chứng nhận mẫu dấu đã được Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc đã được cơ quan công an cấp trước đó để nộp lại. Tuy nhiên nếu nộp hồ sơ trên cổng thông tin điện tử thì không cần phải nộp lại chỉ cần nộp đầy đủ và hợp lệ trên hệ thống nhằm tối giản hóa hơn về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.
Giấy tờ tùy thân của người đến làm thủ tục: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đó. Trường hợp ủy quyền thì phải có Giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền. Chứng minh nhân dân bản sao công chứng, chứng thực của người ủy quyền.
Con dấu cũ cần thay đổi để kiểm tra đối với cơ quan nhà nước và với trường hợp doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan công an để hủy bỏ con dấu đó.
Theo quy định tại điểm khoản 2 Điều 13 Nghị định 144/2021 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…..
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức mà không được phép của chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
d) Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu.