Chào Luật sư, Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu hợp đồng ủy quyền mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong nhiều trường hợp khi cá nhân; tổ chức không trực tiếp thực hiện được công việc; sẽ ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện. Tuy nhiên để soạn ra một bản hợp đồng uỷ quyền ghi nhận lại sự kiện uỷ quyền thì không phải ai cũng biết.
Để có thể cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng ủy quyền mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Uỷ quyền là gì?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện; và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền); hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Những lưu ý khi đi giao kết hợp đồng uỷ quyền mới năm 2022
Những lưu ý khi đi giao kết hợp đồng uỷ quyền mới năm 2022 bao gồm:
Phạm vi uỷ quyền:
– Người đại diện uỷ quyền chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Điều lệ của pháp nhân;
- Nội dung ủy quyền;
- Quy định khác của pháp luật.
– Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện uỷ quyền; thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập; thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân; hoặc pháp nhân khác nhau; nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập; thực hiện giao dịch dân sự với chính mình; hoặc với bên thứ ba; mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người đại diện uỷ quyền phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Người có thể đại diện theo ủy quyền:
– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân; pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Các thành viên hộ gia đình; tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân; pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập; thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình; tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền; trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập; thực hiện.
Thời hạn thực hiện ủy quyền:
– Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền; theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân; hoặc theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện uỷ quyền; thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
- Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
- Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
– Đại diện theo ủy quyền có thể chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Theo thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền đã hết;
- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Bên nhận ủy quyền có thể uỷ quyền lại cho người khác:
Cụ thể, bên nhận ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong 02 trường hợp sau:
- Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
- Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Trong đó:
+ Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
+ Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền:
– Bên ủy quyền:
+ Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;
+ Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý;
+ Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
– Bên được ủy quyền:
+ Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có;
+ Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý.
Tải xuống hợp đồng ủy quyền mới năm 2022
Sau đầu là mẫu hợp đồng ủy quyền mới năm 2022. Mời bạn xem trước và tải mẫu hợp đồng ủy quyền mới năm 2022 tại đây.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hợp đồng uỷ quyền mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 18 Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động thì:
Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 2 Điều này quy định như sau:
Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
Như vậy, công việc theo mùa vụ hoặc công việc thời hạn dưới 12 tháng thì người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên được ủy quyền để ký hợp đồng lao động.
Căn cứ theo Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ; người bị tạm giam như sau:
– Người bị tạm giữ; người bị tạm giam có các quyền sau đây:
+ Được bảo vệ an toàn tính mạng; thân thể; tài sản; tôn trọng danh dự; nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình; nội quy của cơ sở giam giữ;
+ Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
+ Được bảo đảm chế độ ăn; ở; mặc; đồ dùng sinh hoạt cá nhân; chăm sóc y tế; sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
+ Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
+ Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
+ Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
+ Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
+ Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
Thường thì người được uỷ quyền sẽ nhận sổ tại nơi mà người uỷ quyền được các đơn vị đang giữ sổ hẹn trước, cụ thể:
Trường hợp cấp sổ bảo hiểm cho người lần đầu tham gia hoặc cấp lại sổ bảo hiểm: Trong trường hợp này, người được uỷ quyền sẽ nhận sổ bảo hiểm tại các cơ quan bảo hiểm ở địa phương.
Trường hợp người lao động nghỉ việc: Người được uỷ quyền sẽ nhận sổ tại trụ sở của đơn vị sử dụng lao động mà người lao động ở đây chính là người uỷ quyền.