Người lao động hiện này ngày càng có sự quan tâm đến bảo hiểm xã hội. Khi vừa bước chân vào môi trường làm việc, người lao động muốn đóng bảo hiểm xã hội. Có nhiều người đặt câu hỏi: Bảo hiểm xã hội có hết hạn không? Luật sư X sẽ giải đáp câu hỏi và một số quy định liên quan qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do các trường hợp như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc mất thì bảo hiểm xã hội sẽ bù đắp hoặc thay thế phần thu nhập đó.
Các yếu tố cấu thành các chế độ bảo hiểm xã hội:
- Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội;
- Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội;
- Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Sổ bảo hiểm xã hội là minh chứng để căn cứ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Có 3 thông tin trong sổ đó là thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội có mấy loại?
Người lao động (NLĐ) tham gia BHXH dưới hai hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Các chế độ bảo hiểm xã hội
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội có hết hạn không?
Về thời hạn sử dụng của sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo điều 61 Luật bảo hiểm xã hội quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Và căn cứ theo Điều 78 Luật bảo hiểm xã hội quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
“1. Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
2. Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật này.”
Căn cứ vào quy định này thì sổ bảo hiểm xã hội sẽ không có thời hạn. Nếu sau quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà bạn không tham gia đóng nữa, sau đó làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội tại công ty, chưa làm thủ tục chốt sổ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì trong trường hợp này thì quãng thời gian bạn đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ được bảo lưu theo như quy định.
Khi nào thời hạn sử dụng của sổ bảo hiểm xã hội hết hạn?
Việc bảo hiểm xã hội hết hạn hay là nói cách khác là hủy sổ bảo hiểm xã hội, trong trường hợp này khi bạn không muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nữa, và làm thủ tục hưởng hủy sổ bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ không dẫn đến việc hủy sổ hay nói cách khác thời hạn sử dụng của sổ bảo hiểm xã hội vẫn còn.
Cách tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội trực tuyến
Tra cứu qua trang Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bước 1: Để tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội bạn hãy truy cập đường link https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Sau đó, bạn hãy nhập những thông tin như: Tỉnh/TP, Quận/Huyện, Phường/Xã,… > Nhấp chọn mục Tôi không phải là người máy > Cuối cùng, bạn click chuột vào mục Lấy mã OTP.
Bước 2: Thực hiện tra cứu thông tin người tham gia theo các thông tin:
- Tỉnh/TP: Căn cứ theo địa chỉ Khai sinh/Hộ khẩu thường trú/Hộ khẩu tạm trú nơi kê khai thông tin Hộ gia đình.
- Họ và tên người tham gia.
- Ngày/tháng/năm sinh.
- Số CMND/CCCD.
- Mã xác thực.
Sau đó, chọn mục Tra cứu
Bước 3: Sau khi tra cứu thông tin sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: NLĐ được đã được cấp Mã số BHXH trùng với số sổ BHXH (nếu có), như vậy người tham gia có thể sử dụng luôn mã số BHXH này thay thế toàn bộ thông tin quản lý liên quan đến số sổ BHXH và mã thẻ BHYT.
Trường hợp 2: NLĐ được cấp mã số BHXH nhưng khác thông tin Số sổ BHXH đã có từ trước, đơn vị thực hiện rà soát mã số BHXH cho người tham gia để đồng bộ lại mã số theo số sổ.
Trường hợp 3: Không tra cứu được mã số BHXH của người tham gia. Đơn vị thực hiện rà soát để được cấp mã số BHXH cho người tham gia.
Tra cứu qua ứng dụng VssID
Bước 1: Người dùng thực hiện đăng nhập tài khoản BHXH của mình hoặc tài khoản BHXH muốn tra cứu để tra cứu. Trường hợp chưa có tài khoản đăng nhập bạn thực hiện đăng ký tài khoản ngay trên ứng dụng.
Bước 2: Sau khi đã đăng nhập thành công, bạn chọn mục Quản lý cá nhân trong giao diện của ứng dụng > Chọn Quá trình tham gia BH để tra cứu thông tin tham gia BHXH của mình.
Trên màn hình sẽ hiển thị quá trình tham gia bảo hiểm gồm có BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bảo hiểm y tế (BHYT).
Chọn tiếp loại bảo hiểm mà người dùng muốn tra cứu bằng cách nhấp vào mục bạn muốn tra cứu.
Bước 3: Sau khi màn hình hiển thị quá trình tham gia bảo hiểm. Người dùng có thể nhấn biểu tượng con mắt để xem chi tiết quá trình tham gia như thời gian, đơn vị, nghề nghiệp, chức vụ, mức đóng.
Người lao động tham gia có thể xem chi tiết các thông tin tham gia BHXH bằng cách vào từng mục cụ thể để tra cứu. Quá trình tham gia ghi trên hệ thống sẽ là căn cứ để xét hưởng các chế độ BHXH cho người tham gia.
Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại
Ngoài các cách tra cứu thông tin trên, bạn còn có thể sử dụng tin nhắn điện thoại, soạn tin theo cú pháp và gửi về số 8079
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng?
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần theo quy định?
- Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bảo hiểm xã hội có hết hạn không“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam ; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Mức lương làm cơ sở đóng BHXH là tổng mức tiền lương, tiền công (bao gồm các loại phụ cấp có tính chất như lương) ghi trên hợp đồng lao động. Tiền lương và phụ cấp nói trên phải thực hiện theo đúng thang, bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký với cơ quan lao động địa phương.
Pháp luật BHXH hiện hành quy định: mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, không phân biệt số lượng lao động sử dụng là bao nhiêu người.
Theo quy định hiện hành người lao động làm việc tại nhiều nơi thì chỉ chọn 1 nơi để tham gia BHXH.