Chào Luật sư, theo như tôi được biết ngày nay các vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người dân đặc biệt là đối với quyền sở hữu công nghiệp. Vậy cho tôi có thể hỏi là những cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp? vậy ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là việc chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Để có thể tìm hiểu về những cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức; cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu công nghiệp thì:
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Thứ nhất sáng chế:
– Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Ví dụ: Van phân phối thuỷ lực
Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp:
– Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Ví dụ: Thảm, cái ghế ngồi.
Thứ ba, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:
Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm; hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số; hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong; hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
Thứ tư, bí mật kinh doanh:
Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Ví dụ: Công thức nước uống cocacola.
Thứ năm, tên thương mại:
– Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Ví dụ: Công ty cổ phẩn Bánh kẹo Kinh Đô.
Thứ sáu, nhãn hiệu:
– Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Ví dụ: Nguyễn Thiêm thêm màu xanh cuộc sống.
Thứ bảy, chỉ dẫn địa lý:
– Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Ví dụ: Gạo Tám Xoan Hải Hậu Nam Định
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp thông qua hình thức nào?
Có rất nhiều các để Nhà nước hay các chủ sở hữu công nghiệp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhưng phổ biến nhất là được thể hiện dưới 03 hình thức sau:
- Thứ nhất là ban hành các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp: Nhà nước thông qua công cụ pháp luật ban hành các văn bản pháp luật như Luật; nghị định; thông tư; công văn; … nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến các quyền bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên phạm vi cả nước; ban hành các chính sách bảo hộ sở hữu công nghiệp thông qua hình thức bằng bảo hộ; ban hành các hình phạt nghiêm khắc để xử lý; đẩy lùi các hành vi vi phạm.
- Thứ hai là cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác nhau khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền): Việc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như một sự khẳng định chủ quyền chắc chắn đối sở hữu công nghiệp mà mình đang có; tuyên bố quyền bất khả xâm phạm; và là căn cứ để xử lý những hành vi có dấu hiệu xâm phạm đến việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.
- Thứ ba là bằng các phương thức, biện pháp khác nhau bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng (bảo vệ quyền): Đây là phương thức thiên về hoà giải hơn là sử dụng những công cụ pháp luật. Như bên chủ sở hữu đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đưa ra lời cảnh bảo, ngăn cấm hãy dừng lại các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình.
Những cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?
Theo quy định hiện hành; phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước; và chức năng xét xử, những cơ quan dưới đây có chức năng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp thông qua hoạt động thanh tra; kiểm tra; kiểm soát; và xét xử; thì thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính của cơ quan xử lý vi phạm được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp: Có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biệp pháp hành chính thông qua việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính; hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra trong hoạt động sản xuất; kinh doanh; khai thác; quảng cáo, lưu thông; trừ hành vi xảy ra trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Thứ hai, cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông: Có thẩm quyền xử phạt hành vi đăng ký; chiếm giữ, sử dụng tên miền nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ ba, cơ quan Quản lý thị trường: Có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; và giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý xảy ra trong hoạt động buôn bán; vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước
Thứ tư, cơ quan Hải quan: Có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa.
Thứ năm, cơ quan Công an nhân dân: Có thẩm quyền phát hiện, xác minh; thu thập thông tin; chứng cứ vi phạm về sở hữu công nghiệp; và xử lý hành vi sản xuất, tàng trữ; vận chuyển; và buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý, tem, nhãn, vật phẩm chứa nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý giả mạo tại thị trường trong nước.
Thứ sáu, cục Quản lý cạnh tranh: Có thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.
Thứ bảy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện: có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương; mà mức phạt, hình thức xử phạt; biện pháp xử lý áp dụng đối với hành vi đó vượt quá thẩm quyền của các quan có thẩm quyền khác.
Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính
– Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
– Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
– Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Lưu ý: Đây là những hành vi vi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Và được xử lý theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Nghị định 129/2021/NĐ-CP.
Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
– Người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam; mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại; hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích; mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất khai hoang mới năm 2022
- Những giấy tờ cần mang theo khi đi ô tô năm 2022
- Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?
- Cách xi nhan khi đi qua vòng xuyến
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Những cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tạm ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bí mật kinh doanh được bảo hộ theo cơ chế tự động mà không cần phải đi đăng ký bảo hộ và được bảo hộ không thời hạn; trừ trường hợp nó bị bộc lộ theo phương pháp chứng minh ngược hoặc được nhiều người biết đến thì sẽ không được coi là bí mật kinh doanh.
Mình phải tự bảo vệ nó; nếu có một chủ thể nào đó đầu tư độc lập và chứng minh ngược ra được bí mật kinh doanh của mình thì khi đó nó sẽ không bị vi phạm
Thời hạn của văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn trong khoảng thời gian sau:
Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký; hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm
Lưu ý: Hằng năm thì chủ sở hữu phải đóng lệ phí để duy trì hiệu lực của bằng, nếu không nộp sẽ chấm dứt hiệu lực theo điểm a khoản 1 Điều 95 Luật SHTT