Chào Luật sư, Ngày nay có rất nhiều hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Vậy cho tôi xin phép hỏi là hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích gì? vậy ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp ngày nay rất được nhiều doanh nghiệp và Nhà nước coi trọng. Bởi những lợi ích mà nó đem lại là quá lớn; thêm vào đó việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đã kéo sự phát triển kinh tế tự do, lành mạnh, hội nhập quốc tế.
Để có thể tìm hiểu về hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích gì? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức; cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu công nghiệp thì:
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạc
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp
– Chủ sở hữu sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ cho độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
– Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận; hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng (nhãn hiệu nổi tiếng không cần đăng ký mà tự động bảo hộ).
– Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ Việt Nam.
– Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
– Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý; hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức; cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích gì?
– Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là để bảo vệ pháp chế; là bảo đảm sự việc chấp hành các quy định của luật về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp; nâng cao khả năng nhận thức tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ; bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp.
– Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; nhằm đảm bảo cho các nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp được thi hành nghiêm chỉnh; có hiệu lực, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội và của chủ văn bằng.
– Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; là những hoạt động thiết thực nhằm bảo hộ là tài sản của doanh nghiệp; của cá nhân được pháp luật thừa nhận như xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; ngăn chặn đẩy lùi hành vi xâm phạm.
– Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cũng chính là hoạt động; mà Việt Nam đã ký cam kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ trên Thế giới. Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; và nhiều hiệp định thương mại. Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nội dung của các văn bản này; đặc biệt của Hiệp định các khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS) đều quy định trách nhiệm của các bên tham gia trong việc thực thi các điều khoản đã cam kết; trong đó đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức; cá nhân là chủ văn bằng đang được bảo hộ tại Việt Nam.
– Ngoài ra hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp còn có một công dụng hết sức thiết thực đó chính là đẩy lùi tình trạng hàng giả; hàng nhái; hàng kém chất lượng; đẩy lùi tình trạng ăn cắp chất xám; tạo một môi trường phát triển lành mạnh; góp phần hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Thời hạn bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp
Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế
– Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
Lưu ý: Hằng năm thì chủ sở hữu phải đóng lệ phí để duy trì hiệu lực của bằng, nếu không nộp sẽ chấm dứt hiệu lực theo điểm a khoản 1 Điều 95 Luật SHTT.
Thời hạn bảo hộ đối kiểu dáng công nghiệp
– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp; và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Lưu ý: Hằng năm chủ sở hữu phải đóng lệ phí để duy trì hiệu lực của bằng; nếu không nộp sẽ chấm dứt hiệu lực theo điểm a khoản 1 Điều 95 Luật SHTT. Trước 6 tháng trước khi kết thúc hiệu lực nếu có nhu cầu ta nên gia hạn nếu gia hạn trễ phải nộp tiền phạt.
Thời hạn bảo hộ đối thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Thời hạn của văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn trong khoảng thời gian sau:
- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký; hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Thời hạn bảo hộ đối bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh được bảo hộ theo cơ chế tự động mà không cần phải đi đăng ký bảo hộ và được bảo hộ không thời hạn; trừ trường hợp nó bị bộc lộ theo phương pháp chứng minh ngược hoặc được nhiều người biết đến thì sẽ không được coi là bí mật kinh doanh.
Mình phải tự bảo vệ nó; nếu có một chủ thể nào đó đầu tư độc lập và chứng minh ngược ra được bí mật kinh doanh của mình thì khi đó nó sẽ không bị vi phạm
Thời hạn bảo hộ đối nhãn hiệu
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm
Lưu ý: Hằng năm thì chủ sở hữu phải đóng lệ phí để duy trì hiệu lực của bằng, nếu không nộp sẽ chấm dứt hiệu lực theo điểm a khoản 1 Điều 95 Luật SHTT.
Thời hạn bảo hộ đối tên thương mại
Tên thương mại được bảo hộ một cách tự động trong suốt quá trình chủ thể kinh doanh hoạt động và chấm dứt bảo hộ khi chủ thể đó không còn kinh doanh.
Thời hạn bảo hộ đối chỉ dẫn địa lý
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. và chỉ chấm dứt khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất khai hoang mới năm 2022
- Những giấy tờ cần mang theo khi đi ô tô năm 2022
- Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?
- Cách xi nhan khi đi qua vòng xuyến
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tạm ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang
Lưu ý: Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích cần được phân loại sáng chế quốc tế (IPC), trường hợp người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại sáng chế quốc tế).
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ
– Phí thẩm định nội dung: 1.200.000VNĐ
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.
Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)