Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định 46 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường quy định thế nào? Mời bạn đọc xem trước và tải xuống văn bản này nhé.
Hiện nay tình trạng lấn chiếm lòng lề đường diễn ra khá phổ biến, nhất là đối với các khu đô thị, thành phố thì càng đáng nói hơn. Nghị định 46 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường quy định thế nào? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây:
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 46/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 26/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2016 | |
Ngày công báo: | 07/06/2016 | Số công báo: | Từ số 375 đến số 376 | |
Tình trạng: | Hết hiệu lực: 01/01/2020 |
Tóm tắt văn bản
Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
– Theo Nghị định 46; tăng mức phạt tiền lên từ 3 triệu đến 4 triệu đồng (thay vì mức cũ là 2 triệu đến 3 triệu đồng) đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy và các loại xe tương tự thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy; nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Nghị định số 46/2016 tăng mức phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đối với cá nhân; từ 12 triệu đến 16 triệu đối với tổ chức (Mức cũ là 5 triệu đến 7 triệu đối với cá nhân; từ 10 triệu đến 14 triệu) thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
– Nghị định 46 năm 2016 bổ sung quy định phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Sử dụng Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận; tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa;
+ Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định; trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt
– Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP; phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô; các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang; cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang; cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang; cầu chung khi đi qua đường ngang; cầu chung.
– Nghị định 46/2016/NĐ tăng mức phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở; lún; nứt; hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt. (Quy định cũ là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức)
Thẩm quyền, thủ tục xử phạt
Theo quy định tại Nghị định 46 năm 2016 thì người có thẩm quyền xử phạt tại Điều 71, Điều 72 và Điều 73 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cần kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định 46 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường quy định thế nào?
Xem trước và tải xuống Nghị định 46 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường
Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng trong lĩnh vực giao thông
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất phương tiện;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
- Quy trình quản lý an toàn nhà thầu trong thi công xây dựng công trình
- Các biện pháp an toàn trên công trường xây dựng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghị định 46 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường quy định thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, hồ sơ giải thể công ty cổ phần; dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền xử phạt.
3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Theo Nghị định 46; tăng mức phạt tiền lên từ 3 triệu đến 4 triệu đồng (thay vì mức cũ là 2 triệu đến 3 triệu đồng) đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy và các loại xe tương tự đối với hành vi trên.