Chào Luật sư, Tôi được biết trong số các đối tượng được pháp luật sở hữu công nghiệp bảo hộ có kiểu dáng công nghiệp. Vậy theo luật sư kiểu dáng công nghiệp là gì? Mong quý luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong đời sống ngày nay; mỗi sản phẩm đều có kiểu dáng riêng của mình. Nhưng chỉ được coi là kiểu dáng công nghiệp và được sự bảo hộ của pháp luật khi chủ kiểu dáng công nghiệp nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Để có thể tìm hiểu về kiểu dáng công nghiệp là gì? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là gì? Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
- Sáng chế;
- Kiểu dáng công nghiệp;
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
- Bí mật kinh doanh;
- Nhãn hiệu;
- Tên thương mại;
- Và chỉ dẫn địa lý.
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là gì? Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
+ Sản phẩm ở đây được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
+ Yếu tố ở đây đó có thể là:
- Yếu tố 2 chiều (2D): Họa tiết, màu sắc, đường nét.
- Yếu tố 3 chiều (3D): hình khối, cấu trúc.
Ví dụ: Thảm, cái ghế ngồi.
Kiểu dáng công nghiệp ở đây chỉ bảo hộ hình dáng bên ngoài chứ không báo hộ cấu trúc bên trong. Nó có thể bảo hộ một phần hoặc toàn bộ của sản phẩm.
Lưu ý: Khi nhắc đến kiểu dáng công nghiệp ta sẽ nhắc đến giải pháp về mặt mỹ thuật thay vì sáng chế là giải pháp về mặt kỹ thuật.
Những kiểu dáng được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.
– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
– Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Ngoài ra còn có các quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chỉ công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. Như vậy đối với những kiểu dáng công nghiệp trái với đạo đức; trái với thuần phong mỹ tục như cổ vũ phân biệt chủng tộc hay bạo lực, … sẽ không được bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Tác giả của kiểu dáng công nghiệp là ai?
Tác giả của kiểu dáng công nghiệp là ai? Tác giả của kiểu dáng công nghiệp là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; thì họ là đồng tác giả.
Như vậy tác giả kiểu dáng công nghiệp sẽ có các quyền nhân thân như: Ghi tên trên bảng độc quyền sáng chế; và được nên tên là tác giả trong các tài liệu giới thiệu công bố về sáng chế đó. Ngoài ra còn được nhận thù lao theo Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ; nếu họ không đồng thời là chủ sở hữu sáng chế; và ngược lại; nếu đồng thời là chủ sở hữu sẽ có thêm quyền tài sản.
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là ai?
Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thì:
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là người được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
- Chủ sở hữu sáng chế đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp: Tác giả sáng chế là cá nhân; tự bỏ công sức, tiền bạc, cơ sở vật chất; kỹ thuật để tạo ra sáng chế; mà không phải được giao hoặc được thuê từ chủ thể khác nên họ sẽ có đầy đủ các quyền nhân thân; và tài sản đối với sáng chế đó. (Điều 122 và 123 Luật Sở hữu trí tuệ)
- Chủ sở hữu không phải là tác giả kiểu dáng công nghiệp: Tác giả là một chủ thể khác với chủ sở hữu. (khi đó Chủ sở hữu sẽ có quyền tài sản theo Điều 123 còn tác giả có quyền nhân thân theo Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ; và nhận được thù lao theo Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ).
- Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân đã đầu tư kinh phí; phương tiện vật chất kỹ thuật cho tác giả tạo ra sáng chế với hình thức giao việc; hoặc thuê việc.
- Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân là chủ thể nhận thừa kế quyền.
- Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền sở hữu (nhận chuyển nhượng quyền).
Thủ tục nộp đơn đăng ký quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Thứ nhất, tài liệu tối thiểu phải có:
– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp; đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:
+ Tên kiểu dáng công nghiệp;
+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].
– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Thứ hai, các tài liệu khác (nếu có):
– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Thứ ba, yêu cầu chung đối với đơn đăng ký
– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ; và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;
– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN; thì phải được dịch ra tiếng Việt;
– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm); trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm; theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13; trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu; thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang; thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ; một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ; thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó; nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất; và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử; quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ vật mang dữ liệu điện tử của một phần; hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Thứ tư, Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.
Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp; trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác; thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại; và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)
Thứ năm, thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận; đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Thứ sáu, hình thức nộp đơn:
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy; hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp qua bưu điện; người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện; sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ; để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ; người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.
- Hình thức nộp đơn trực tuyến
– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số; đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến; và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
– Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo; và gửi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ; sau khi hoàn thành việc khai báo; và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến; Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến; người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến; và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.
– Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định; cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu; và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định; tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy; và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
- Một số nội dung đáng chú ý về Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
- Quy định về bảo vệ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Kiểu dáng công nghiệp là gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Xin giấy phép bay Flycam ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sau đây là những lý do bạn phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
– Các yếu tố thẩm mỹ bên ngoài là yếu tố thu hút người tiêu dùng. (đánh vào tâm lý người tiêu dùng). Ví dụ: Kiểu dánh của chai nước hoa nam và nữ.
– Bảo vệ để chống lại sự sao chép và khai thác thương mại tái phép bởi các chủ thể khác.( nguyên nhân là do là vì chính sách của công ty đua tranh vụ trí dẫn đầu trên thị trường/ uy tín của công ty).
– Bảo vệ nhà sản xuất hay doanh nghiệp chống lại hành vi xâm phạm khi có tranh chấp xảy ra. Ví dụ: Adidas bảo hộ 3 sọc trên giày.
– Thúc đẩy sáng tạo và góp phần tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh.
Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là mới nếu:
– Không tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc; hoặc
– Mặc dù có tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc nhưng kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong (không thuộc) tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đối chứng, hoặc
– Kiểu dáng công nghiệp đối chứng chính là kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được công bố/bộc lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 65 của Luật Sở hữu trí tuệ.