Chào luật sư, Bạo lực học đường đang là vấn nạn của xã hội. Mới đây tôi xem trên mạng xã hội về một vụ việc học sinh của một trường quốc tế bị đánh hội đồng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Trẻ bị đánh trong trường thì nhà trường có phải chịu trách nhiệm không?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vụ việc này đang được sự quan tâm của rất nhiều người. Chúng tôi xin tóm tóm tắt vụ việc như sau:
Cụ thể tối hôm qua ngày 27/5 trên CĐM đang lan truyền và xôn xao 1 video về việc phụ huynh trường quốc tế ở TP.HCM tố con bị bạn học đánh. Vụ việc xảy ra như sau, lúc ăn, con bà giữ ghế để bạn đi lấy đồ ăn. Một học sinh lớp 8 muốn lấy ghế đó. Con trả lời ghế có người ngồi rồi. Em kia nói nặng lời nhưng con bà T.H.T. không phản ứng. Con tưởng sự việc dừng lại.
Nhưng ngày 26/5, theo phụ huynh này, con bà bị một học sinh cùng trường đánh, đấm vào ngực trong khuôn viên trường. Cũng theo lời phụ huynh, giáo viên nhìn thấy nhưng không can ngăn. Phụ huynh này cho biết thêm một số học sinh khác bất bình; muốn bảo vệ con bà nên bị nữ sinh kia đánh nhưng cũng bị đánh; và giờ Cả 4 em hiện sang chấn tâm lý, khóc nhiều, hoảng loạn; tức ngực, người nhiều vết xước, bầm tím. Tối 26/5, bà cho con đi khám. Theo kết quả khám bệnh con gái bà có vết thương ở tay, biểu hiện khó thở, kết quả chụp X-quang ngực thẳng không có gì bất thường.
Về phía ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết với vụ việc như phụ huynh phản ánh; quan điểm của sở là nhà trường cần có trách nhiệm giải quyết; bao gồm việc gặp phụ huynh, đảm bảo an toàn cho học sinh; làm công tác tư tưởng để các em ổn định, tránh ảnh hưởng đến việc học. Ông Trọng thông tin thêm sở sẽ làm việc với phòng giáo dục để nắm sự việc nhằm có chỉ đạo, đồng thời phối hợp Công an địa phương (nếu có liên quan) để đảm bảo an toàn, tâm lý cho học sinh.
Căn cứ pháp lý
Bạo lực học đường là gì?
Chúng ta có thể hiểu, hành vi bạo lực học đường là một hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể xác của nạn nhân. Đó có thể là hành vi la mắng, chửi bới, lăng mạ, tẩy chay, quấy rối… Đây là hành động đáng được bài trừ ra khỏi xã hội hội, nhất là môi trường học đường. Một hành vi chúng ta nghĩ là bồng bột của tuổi trẻ; tuy nhiên hành vi này để lại ám ảnh tâm lý cũng như hậu quả không thể lường trước được cho các nạn nhân phải gánh chịu hành vi bạo lực học đường.
Do đó, nói một cách chung nhất; hành vi bạo lực học đường là một hành vi gây thương tích có chủ đích đối với người khác; hành vi này gây tổn thương về mặt thể chất và tinh thần của nạn nhân; từ đó, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý ám ảnh, tính cách sau này của nạn nhân.
Con bị đánh trong trường thì nhà trường có phải chịu trách nhiệm không?
Căn cứ Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
- Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại; thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
- Còn nếu học sinh xảy ra đánh nhau thì tùy vào độ tuổi, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi; mà học sinh đánh bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ; xử lý kỷ luật; thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
- Trường hợp đối với học sinh có hành vi vi phạm, nhà trường đã xử lý nghiêm, như: khiển trách, cảnh cáo, thông báo đến phụ huynh học sinh để có biện pháp cùng giáo dục….
Như vậy, Khi sự việc xảy ra trong khuôn viên trường nhà trường phải có trách nhiệm cùng giải quyết theo quy định. Hoặc có thể yêu cầu cơ quan nhà nước vào làm việc nếu không thể giải quyết. Tuy nhiên cũng phải lưu ý, đứng ra giải quyết ở đây không phải nhà trường phải bồi thường mà là giải quyết giữa các học sinh để tìm ra tiếng nói chung còn nếu không được thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu xử lý theo pháp luật thì người gây ra những thương tích cho học sinh khác sẽ bị xử phạt hành chính có thể lên đến 3 triệu theo Nghị định 144/2021 bên cạnh đó còn những chi phí KCB khác nữa,… Và chắc chắn khi đã ra PL thì danh tiếng và uy tín của trường sẽ bị giảm. Và đặc biệt nhà trường còn cố tình trốn tránh nghĩa vụ trách nhiệm có hành vi bao che thì lãnh đạo trường còn có thể bị xử phạt theo quy định.
Trường hợp nào trường không phải chịu trách nhiệm khi học sinh đánh nhau?
Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; thì cha mẹ, người giám hộ của trẻ dưới mười lăm tuổi sẽ phải bồi thường. Còn con bạn là do các cháu đùa nghịch, việc cháu bị bạn cùng lớp xô ngã chỉ là vô tình thì sẽ k thể nói đây là trách nhiệm của nhà trường.
Nếu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; thì việc bồi thường thiệt hại cho con của bạn cũng như: việc chi trả các khoản chi phí khám; chữa bệnh cho con bạn sẽ do cha, mẹ; hoặc người giám hộ của bạn cùng lớp đó chịu trách nhiệm.
Bạo lực học đường sẽ bị xử lý như thế nào?
Biện pháp xử phạt hành chính
Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:
“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý”
Với hình thức Cảnh cáo được quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
“Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”
Biện pháp xử lý dân sự
Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định; và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592. Thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần như:
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 (của Bộ luật dân sự 2015).
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại; thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình (Điều 586 Bộ luật dân sự 2015).
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự thì:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự; về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo đó những học sinh đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
Tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật hình sự :
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
- Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
- Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, cũng có thể phạm tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự 2015:
“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Lưu ý:
Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Nếu trường hợp các em chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng đã đủ 12 tuổi thì tùy trường hợp có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Điều 89; hoặc đưa vào trường giáo dưỡng theo Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Video của Luật sư X về sự việc nữ sinh bị đánh ở trường Quốc tế và trách nhiệm của nhà trường
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Trẻ bị đánh trong trường thì nhà trường có phải chịu trách nhiệm không?″. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục xin giải thể công ty cổ phần; hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, mã số thuế cá nhân tra cứu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại; thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; thì cha mẹ, người giám hộ của trẻ dưới mười lăm tuổi sẽ phải bồi thường.
Còn nếu học sinh xảy ra đánh nhau thì tùy vào độ tuổi, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi; mà học sinh đánh bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; xử lý kỷ luật; thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Nếu học sinh xảy ra đánh nhau thì tùy vào độ tuổi, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi; mà học sinh đánh bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; xử lý kỷ luật; thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Trường hợp đối với học sinh có hành vi vi phạm, nhà trường đã xử lý nghiêm, như: khiển trách, cảnh cáo, thông báo đến phụ huynh học sinh để có biện pháp cùng giáo dục…