Chào luật sư, em đang là sinh viên năm 3, hè này em xin đi thực tập tại một Tòa án nơi em ở. Tòa yêu cầu em nộp bảng điểm bản sao phải có công chứng, chứng thực bảng điểm của em. Bạn em bảo có thể đến Phòng Tư pháp để công chứng bản sao. Luật sư cho em hỏi Chứng thực bản sao bảng điểm đi thực tập ở phòng tư pháp được không? Và thủ tục để chứng thực cần thực hiện như thế nào? Thời hạn chứng thực bản sao bảng điểm để đi thực tập là bao lâu?
Căn cứ pháp lý
Chứng thực là gì?
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan; tổ chức có thẩm quyền theo căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Ngoài chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực còn có các hoạt động khác là: Cấp bản sao từ sổ gốc; Chứng thực chữ ký; Chứng thực hợp đồng, giao dịch (khác với công chứng hợp đồng, giao dịch).
Chứng thực bản sao bảng điểm đi thực tập ở phòng tư pháp được không?
Về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực, theo quy định khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì:
“1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp); có thẩm quyền và trách nhiệm:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ; văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
- Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.”
Như vậ, theo quy định trên thì có thể chứng thực ở Phòng Tư pháp
Thủ tục chứng thực bản sao bảng điểm để đi thực tập như thế nào?
Về thủ tục chứng thực bản sao bảng điểm để đi thực tập tại Tòa án; căn cứ tại Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
– Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ; văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
– Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan; tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
– Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao; nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ; văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
+ Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối; nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Thời hạn chứng thực bản sao bảng điểm để đi thực tập là bao lâu?
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực theo Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này.
Theo đó, việc thực hiện yêu cầu chứng thực văn bằng, chứng chỉ, sơ yếu lý lịch thì phải đảm bảo theo trong ngày hôm đó cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc nếu như trong ngày làm việc tiếp theo thì trong trường hợp tiếp nhận sau 15 giờ.
Nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực
- Bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện chứng thực.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực của mình.
- Không được chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản; lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.
- Từ chối chứng thực trong các trường hợp quy định tại các Điều 22, 25 và Điều 32 của Nghị định 23/2015
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.
- Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định 23/2015
- Hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ chứng thực chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chứng thực bản sao bảng điểm đi thực tập ở phòng tư pháp được không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, Đăng ký mã số thuế cá nhân, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều trên, Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch. Nếu muốn công chứng, người yêu cầu phải đi đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng được thành lập đúng với quy định pháp luật. Ủy ban nhân dân phường có thẩm quyền chứng thực.
Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng là 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, của bản dịch giấy tờ, văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Chứng thực là chứng thực bản sao từ bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính; chứng thực chữ ký là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; chứng thực hợp đồng, giao dịch về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.