Bố tôi đã mất từ năm 1995, hiện tại tôi đã tìm nhưng không thấy giấy chứng tử. Tôi đã làm đơn xin trích lục Giấy chứng tử tại UBND phường nơi bố tôi mất nhưng bộ phận hộ tịch, hộ khẩu tìm và không còn quyển sổ khai tử năm 1995. Tôi được cán bộ hộ tịch phường hướng dẫn lên cơ quan công an Thành phố xin xác minh, tôi đã làm đơn và xin giấy giới thiệu để lên cơ quan công an Thành phố. Tại đó tôi đã được cán bộ chức năng tìm và trả lời là chưa thấy dưới địa phương bổ sung thông tin ngày mất cũng như ngày làm giấy chứng tử. Vậy trong trường hợp này cần phải làm gì để được cấp lại giấy chứng tử?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định pháp luật Thủ tục xin cấp lại giấy chứng tử. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 158/2005/NĐ-CP
Giấy chứng tử được dùng để làm gì?
Khi một người mất đi, người thân của người này sẽ có nghĩa vụ thông báo tới Ủy ban nhân dân nơi cư trú để đăng ký khai tử, kết quả của thủ tục đăng ký khai tử là Giấy chứng tử.
Giấy tờ này được dùng để xác nhận một người đã chết và chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó kể từ thời điểm chứng tử, cụ thể, Giấy chứng tử là căn cứ pháp lý được dùng để:
– Xác định thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế;
– Giải quyết chế độ tử tuất;
– Xác định tài sản chung vợ chồng;
– Xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn đăng ký kết hôn với người khác…
Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, tại khoản 2 Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Như vậy, hiện nay, sau khi làm thủ tục đăng ký khai tử, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp trích lục khai tử cho người đi khai tử thay vì cấp Giấy chứng tử như trước đây.
Theo đó, trích lục khai tử lấy thông tin về đăng ký khai tử của một người ở trong Sổ hộ tịch. Giấy trích lục khai tử giống như “bản sao” của Giấy chứng tử và có giá trị pháp lý tương đương Giấy chứng tử.
Nội dung tư vấn
Theo điều 46 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi như sau: “Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.”
Trường hợp của bạn nêu, bạn được quyền đăng ký lại giấy khai tử cho bố của bạn. Căn cứ điều 47 Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự cư trú hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi đã đăng ký giấy khai tử cho bố bạn trước đây có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký lại.
Do đó, bạn có thể đăng ký lại giấy khai tử cho bố của bạn tại Ủy ban nhân dân phường nơi đã đăng ký giấy khai tử cho bố bạn trước đây. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi quy định tại Điều 48 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP quy định như sau “1. Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trong trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.
2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ hộ tịch theo từng loại việc. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày.”
3. Khi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, nếu người đi đăng ký lại xuất trình bản sao giấy tờ đã cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi được ghi theo nội dung của bản sao giấy tờ hộ tịch đó…”
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký khai tử 2022.
Theo Điều 33 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử.
Hồ sơ đăng ký khai tử cần chuẩn bị
– Tờ khai đăng ký khai tử;
– Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử như:
+ Đối với người chết tại cơ sở y tế: Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết do thi hành án tử hình: Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử…
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
– Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân;
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền (trong trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa hoàn thiện);
Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.
Lưu ý: Nếu gửi hồ sơ qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Thủ tục đăng ký khai tử
Bước 01: Nộp hồ sơ
Theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014, hồ sơ được gửi tới:
– UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của công dân Việt Nam
– UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
– UBND xã ở khu vực biên giới đối với người nước ngoài cư trú tại xã đó.
Bước 02: Kiểm tra hồ sơ
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy tiếp nhận, ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện: Hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Bước 03: Giải quyết khai tử
Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
- Phải đổi hộ chiếu trước khi hết hạn bao lâu?
- Làm lại hộ chiếu mất bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục xin cấp lại giấy chứng tử năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trích lục khai tử là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh những người có trách nhiệm đăng ký khai tử cho cá nhân quá cố đã đăng ký khai tử tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Luật Hộ tịch năm 2014 thì hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào quy định ai là người có quyền yêu cầu cấp trích lục khai tử. Tuy nhiên, giấy khai tử hoặc bản sao trích lục khai tử có giá trị sử dụng trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như thủ tục chia di sản thừa kế, cấp giấy xác nhận tình trạng hộn nhân,… Tùy từng trường hợp khác nhau mà xác định người có quyền yêu cầu cấp trích lục khai tử khác nhau.
Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
Cơ quan đăng ký hộ tịch: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Cơ quan đại diện
Bộ Tư pháp
Bộ Ngoại giao
Cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự….