Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật; và có thể bị xử lý vi phạm tùy theo mức độ. Và cơ quan tổ chức hay người bị lấn chiếm đất; người phát hiện hành vi lấn chiếm đất trái phép có thể làm đơn tố cáo, khiếu nại; khởi kiện người có hành vi lấn chiếm đất đai. Đơn tố cáo, khởi kiện sẽ là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các quy trình giải quyết tranh chấp, vi phạm lấn chiếm đất. Vậy” đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất” được viết như thế nào?.
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Hiện nay, gia đình chúng tôi đang gặp phải một vấn đề liên quan đến tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Vì vậy tôi muốn hỏi về đơn khởi kiện hành vi lấn chiếm đất thì viết như thế nào ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?
Hành vi này được quy định tại Nghị định 91/2019 NĐ-CP về khắc phục vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Theo đó, hành vi lấn đất là hành vi lấn đất là việc mà người đang sử dụng đất; tự chuyển dịch mốc thời giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất; mà không có sự cho phép của một trong hai chủ thể; là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó.
Hành vi Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:
– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng; mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình; cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất; cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định như trên, việc xây nhà trên phần đất lấn chiếm của người khác; là hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật.
Lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai; vì vậy việc lấn chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất
Đây là mẫu giấy tờ pháp lý; được sử dụng để nộp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền; giải quyết khi phát hiện mảnh đất của mình đang bị lấn chiếm trái phép; nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm các quyền lợi, tài sản. Bên cạnh việc kiện cáo; khiếu nại cũng là một hình thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn và hiệu quả.
Điều này được quy định cụ thể tại Khoản 7, Điều 166, Luật Đất đai 2013;
”Khiếu nại, tố cáo; khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”
Nếu khởi kiện ra tòa án thì người có đất bị lấn chiếm cung cấp tài liệu chứng cứ; và làm đơn theo mẫu của tòa án.
Nếu muốn khởi kiện thì người khởi kiện sẽ cần làm đơn khởi kiện; theo quy định của pháp luật tranh chấp đất đai; và người đó phải đủ năng lực hành vi dân sự. Đồng thời hình thức đơn bằng văn bản và đảm bảo các nội dụng sau:
- Ngày/tháng/năm làm đơn
- Tên tòa án gửi đơn, nhận đơn của người khởi kiện (đúng thẩm quyền giải quyết)
- Họ tên, nhân thân, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
- Họ tên, nhân thân, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện
- Họ tên, nhân thân, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ
- Nêu nội dung tranh chấp, địa chỉ đất đai tranh chấp cần giải quyết
- Yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Tải đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất
Mời bạn xem và tải mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất tại đây:
Hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 265 luật Đất đai; về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản; thì ranh giới này được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu; hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng; và ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch do cơ quan nhà nước đã quy định; và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Do đó hàng xóm và các chủ sở hữu đất liền kề có nghĩa vụ tôn trọng ranh giới; trong phạm vi ranh giới, người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác theo quy định.
Thứ nhất: Hòa giải cho hai bên gia đình
Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là phương thức xử lý đầu tiên; đối với hầu hết các tranh chấp liên quan tới đất đai.
Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải; trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận; các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở.
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hòa giải cơ sở; là UBND cấp xã nơi có đất diễn ra tranh chấp.
Trong thời hạn không quá 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND có thẩm quyền; phải liên hệ với các cá nhân, tổ chức liên quan để tổ chức thực hiện hòa giải.
Cụ thể Chủ tịch UBND cấp xã; có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên; và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND đó. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp; và lưu 01 bản tại UBND thực hiện giải quyết tranh chấp.
Nếu hòa giải thành, các bên có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng như đã cam kết. Trong trường hợp có vi phạm hoặc không hòa giải thành; bên bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có quyền khởi kiện; yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo như cách 2.
Thứ hai: Thực hiện khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Sau khi hòa giải tại cơ sở mà các bên vẫn không giải quyết được tranh chấp; thì có quyền thực hiện khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để giải quyết.
Hồ sơ gồm:
+ Đơn khởi kiện;
+ Biên bản hòa giải;
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện: bản sao sổ hộ khẩu, bản soa chứng minh thư,….;
+ Giấy tờ chứng minh căn cứ có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà: GCNQSDĐ; giấy tờ khác như biên lai nộp thuế sử dụng đất; giấy chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất, di chúc,… (trong trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ);
+ Giấy tờ tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện (nếu có).
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự ; Cấp phép bay flycam; thành lập công ty; Đăng kí hộ kinh doanh; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Cách xem đất có thổ cư không; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Đóng bảo hiểm 3 năm được bao nhiêu tiền?
- Mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn mới
- Cách xin giấy nghỉ bệnh
- Thanh toán bảo hiểm thân thể khi nằm viện
Câu hỏi thường gặp
Người có hành vi lấn chiếm đất đai trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất hoàn toàn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015 nếu có đủ các yếu tố cấu thánh tội phạm. Cụ thể quy định của pháp luật hình sự như sau:
“1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Có nhiều cách để phân loại các trường hợp lấn chiếm đất trong đó phân theo loại đất bị lấn chiếm sẽ có các trường hợp như sau:
– Hành vi lấn, chiếm đất công
– Lấn chiếm đất quốc phòng an ninh
– Hành vi lấn chiếm đất của người khác
– Lấn chiếm đất lưu không (hành lang giao thông)
– Lấn chiếm đất rừng, rừng phòng hộ
Tùy thuộc vào từng loại đất và diện tích lấn chiếm mà người có hành vi vi phạm bị xử phạt bằng tiền với mức phạt là khác nhau và các biện pháp nhằm khắc phụ hậu quả, được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.