Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Luật Hình sự

Hành vi xâm phạm nhân phẩm danh dự của con người là gì?

Hoài Thu by Hoài Thu
Tháng 5 24, 2022
in Luật Hình sự
0

Có thể bạn quan tâm

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Danh dự, nhân phẩm là gì?
  2. Thế nào là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người?
  3. Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người bị xử lý như thế nào?
  4. Về chế tài hình sự
  5. Có thể bạn quan tâm
  6. Thông tin liên hệ với Luật sư X
  7. Câu hỏi thường gặp

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm theo khoản 1 Điều 20 Hiến pháp. Hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của con người. Vậy hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 2015
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Danh dự, nhân phẩm là gì?

Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một cá nhân có thể bằng nhiều hình thức khác nhau.

Thế nào là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người?

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền nhân thân, tức là gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quyền này được quy định cụ thể tại Điều 34 Bộ luật dân sự, cụ thể như sau:

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Hiện tại pháp luật chưa cho một định nghĩa chính thức, cụ thể nào về danh dự, nhân phẩm và hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người. Tuy nhiên, có hiểu: Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.

Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là gì?
Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là gì?

Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người bị xử lý như thế nào?

Về chế tài hành chính

Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: ‘’Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự,nhân phẩm của người khác’’.

Hoặc Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân (điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Về chế tài dân sự

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. (Theo Điều 592 Bộ luật dân sự).

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. (Theo Khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự)

Về chế tài hình sự

Những hành vi xúc phạm người khác mang tính chất nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật hình sự.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Có thể thấy, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến danh dự người khác là không đúng đắn về mặt đạo đức và pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

  • Sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người bị xử lý như thế nào? 
  • Tội đe dọa giết người sẽ bị xử lý thế nào?
  • Cháu rể giết bà ngoại vợ bị xử lý như thế nào theo quy định? 

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty con, hợp thức hóa lãnh sự, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt cao nhất của tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là gì?

Theo điều 155 Bộ luật hình sự hiện hành, Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Như vậy, hình phạt cao nhất có thể lên tới 03 năm tù.

Tố cáo tội phạm xúc phạm danh dự nhân phẩm ở đâu?

Trường hợp có chứng cứ chứng minh về việc có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây hậu quả nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm thì bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an để yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, công dân có quyền tố giác, tin báo về tội phạm.

Tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác là gì?

Hiện nay, trong Bộ luật hình sự không có Tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác bởi hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác có nhiều hình thức khác nhau, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nên được Bộ luật hình sự cụ thể thành các tội phạm riêng biệt. Hai tội phạm phổ biến nhất là Tội làm nhục người khác và Tội vu khống người khác

Đánh giá bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Hành vi xâm phạm nhân phẩm danh dự của con người là gì?Xâm phạm danh dự là gì?Xâm phạm nhân phẩm danh dự của người khác bị xử lý như thế nào?

Mới nhất

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

by Gia Vượng
Tháng 1 9, 2024
0

Trong vụ án Việt Á gần đây, bản án đã được đưa ra cho cựu Bộ trưởng Y tế, ông...

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

by Nguyễn Tài
Tháng 1 4, 2024
0

Ngày 2-1,Trung tướng Tô Ân Xô, người đứng đầu Phòng Phát ngôn của Bộ Công an, thông báo về một...

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

by Trang Quynh
Tháng 1 2, 2024
0

Trong phiên tòa hôm nay, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt, đã phải đối diện với...

Nghi can sát hại ba người ở Cà Mau bị mức án gì?

Nghi can sát hại ba người ở Cà Mau bị mức án gì?

by Ngọc Gấm
Tháng 12 6, 2023
0

Vụ án giết người tại Cà Mau chính là một trong những vụ việc xảy ra đang thu hút nhiều...

Next Post
Cha mẹ không có quyền kiểm soát cuộc sống của con mình trên 16 tuổi

Cha mẹ không có quyền kiểm soát cuộc sống của con mình trên 16 tuổi đúng không?

Làm hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp online như thế nào?

Làm hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp online như thế nào?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x