Gần đây, nhiều cuộc bạo hành gia đình xảy ra liên tục, hậu quả ngày càng trở nên nghiêm trọng đã gây không ít bức xúc đối với dư luận xã hội. Những phụ nữ tay yếu chân mềm bị chồng hành hạ, làm nhục đã không biết cách để bảo vệ bản thân mình. Vì vậy, bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường hợp nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn dọc các tình huống về bạo hành gia đình.
Bạo lực là gì? Bạo lực gia đình là gì?
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Các tình huống về bạo hành gia đình.
Tình huống 1: Do nghi ngờ vợ ngoại tình với một đồng nghiệp ở cơ quan, trong những lần hai vợ chồng cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con xung quan nghe thấy. Không chịu nổi cách hành xử của chồng, vợ anh đã bỏ về nhà bố, mẹ đẻ sống ly thân, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ, photo, phát tán thư ở khu dân cư nơi vợ chồng anh cư trú nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chị. Hành vi nêu trên của anh A có phải là hành vi bạo lực gia đình không? Sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Hành vi nói xấu vợ với những người xung quanh, phát tờ rơi nói xấu bôi nhọ danh dự vợ của anh A là hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình được quy định tại điểm b khoản 1 Điểu 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
Hành vi này bị xử phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, b khoản 2. Điều 11 Nghị định 110/2009/NĐ–CP. Ngoài ra, anh còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm là các tờ rơi có nội dung nói xấu vợ và buộc phải công khai xin lỗi vợ.
Tình huống 2: Sau khi ly hôn, chị H được quyền nuôi 2 con nhỏ, còn anh T phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho các con theo quyết định của Toà án. Tuy nhiên, nhiều tháng qua anh T không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mặc dù chị H đã nhiều lần yêu cầu. Vậy hành vi của anh T có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì bị xử lý như thế nào?
Anh T không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con theo quyết định của Toà án là hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 110/2009/NĐ-CP thì đây còn là hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Tình huống 3: Ông V là người mang nặng tư tưởng gia trưởng, luôn quản lý chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình. Mọi chi tiêu của vợ và con cái đều do ông quyết định và hạn chế tối đa. Nhà có xe đạp nhưng con đi học cách nhà 5km ông không cho sử dụng xe đạp. Ông quản lý chặt chẽ tiền bạc, buộc vợ và các con phải phụ thuộc vào mình về tiền bạc và tài sản để khẳng định quyền gia trưởng của mình. Hành vi của ông V có vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình hay không? Nếu vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Hành vi của ông V vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại điểm a, b khoản 1 Điều 16 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP:
Không cho thành viên trong gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng (không cho con dùng xe đạp đến trường).
Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên trong gia đình hoặc nguồn tài sản chính chung của gia đình tạo ra cho thành viên sự phụ thuộc về tài chính (quản lý chặt chẽ tiền bạc, buộc vợ và các con phải phụ thuộc vào mình).
Theo điểm a và b khoản 1, Điều 16 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP, ông V sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ vì có 2 hành vi bạo lực về kinh tế đối với thành viên gia đình.
Tình huống 4. Hai vợ chồng ông X và bà H có với nhau 3 người con; ông X không cho các con của mình đi học và thường bắt buộc 2 người con của mình là cháu Đ (12 tuổi) và cháu V (9 tuổi) đi làm thuê, làm mướn trong làng để có tiền đưa cho ông mua rượu uống hàng ngày. Nhiều lần, phần vì mệt mỏi, phần vì đói, cũng có khi phải làm việc quá sức nên hai bé bị bệnh và phải nhập viện điều trị. Hàng xóm gần nhà ông đã đến khuyên can nhưng ông không chịu nghe và cho rằng con của ông, do ông nuôi khôn lớn thì ông có quyền sai bảo. Đây có phải là hành vi bạo lực gia đình không?
Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định các hành vi bạo lực gia đình, trong đó có hành vi cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp nêu trên, xác định hành vi của ông X đối với hai con của ông (cháu Đ, 12 tuổi và cháu V, 09 tuổi) là hành vi bạo lực gia đình.
Tình huống 5. Ông Đ có hành vi bạo lực gia đình đối với vợ của ông là bà K và đã bị Chủ tịch UBND xã nơi vợ chồng ông sinh sống ra quyết định cấm tiếp xúc. Trong thời gian áp dụng quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND xã, con gái của vợ chồng ông bị bệnh nặng và đang được điều trị tại bệnh viện. Trong trường hợp này, ông Đ có được tiếp xúc với vợ của ông không?
Theo khoản 4 Điều 20 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
Cùng với đó, Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 08/2009/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định: các trường hợp đặc biệt mà người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình, sau khi báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình, bao gồm: gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi; gia đình có người bị tai nạn, bệnh nặng; tài sản của gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; những trường hợp khác mà phải tiếp xúc theo phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp nêu trên, do con gái của vợ chồng ông Đ bị bệnh nặng nên theo quy định, ông được tiếp xúc với vợ của ông sau khi báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi vợ ông cư trú.
Hậu quả của bạo lực gia đình.
Hậu quả của mỗi hành vi bạo lực gia đình trực tiếp hay gián tiếp đều tác động và ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.
+ Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo hành.
+ Gây thương tích thân thể, thậm chí gây tử vong.
+ Vợ chồng ly thân dẫn đến ly hôn gia đình tan vỡ.
+ Gây nhiều hậu quả xấu và nhiều vấn nạn xã hội phải giải quyết.
Nguyên nhân của bạo lực gia đình.
– Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, kinh tế khó khăn, người chồng có tính gia trưởng, mất vị trí trụ cột trong gia đình, con cái vi phạm pháp luật (chiếm 63,7%)
– Sự thiếu hiểu biết pháp luật của cả vợ chồng và các con, do trình độ học vấn thấp. Do không hiểu biết pháp luật, thiếu hiểu biết về bình đẳng giới, mang nặng tư tưởng về định kiến giới, tất yếu dẫn đến bạo lực gia đình (đây là nguyên nhân gốc rễ sâu xa của vấn đề ).
– Đời sống vợ chồng không được thoả mãn về tình dục thường dẫn đến sự phản bội trong tình yêu và hôn nhân, ngoại tình, dẫn đến gia đình tan vỡ.
– Việc thực thi pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả chưa cao. Những nạn nhân của bạo lực gia đình (chủ yếu là người phụ nữ – người vợ) có thái độ cam chịu, không muốn tố cáo, không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Xem đây là chuyện của riêng gia đình chứ không phải chuyện của xã hội.
– Hiện nay hình phạt còn quá nhẹ, không tương xứng với hậu quả mà nó gây ra, tính phòng ngừa răn đe còn hết sức hạn chế.
– Bạo lực gia đình là một hiện tượng tiêu cực đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức văn hóa của dân tộc. Vì vậy Luật phòng chống bạo lực gia đình do Quốc Hội thông qua có hiệu lực từ tháng 7/2007.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
- Nguyên nhân bạo hành gia đình
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Các tình huống về bạo hành gia đình”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Thứ nhất, về xử phạt hành chính;
Thứ hai, đủ điều kiện, dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự;
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vê cho nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ được áp dụng kịp thời, nhằm chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
– Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
– Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
– Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
– Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).