Chào Luật sư, Hiện tôi đang làm đề tài nghiên cứu về bạo hành trẻ em. Trong bài nghiên cứu; mặc dù đã nghiên cứu về bạo hành trẻ em về góc độ xã hội nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đủ; cho nên tôi muốn tìm hiểu bạo hành trẻ em đứng dưới góc độ pháp luật. Luật sư có cho tôi hỏi hậu quả của bạo hành trẻ em dưới góc độ pháp luật được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều vì đã giải đáp thắc mắc cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc bạo hành trẻ em không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất; mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ kéo theo nhiều hệ lụy tâm lý. Tất cả những hành động như đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục… đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Chính vì đề đó đã từ lâu pháp luật Việt Nam đã có những biện pháp răng đe; trừng phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em.
Để trả lời cho câu hỏi về vấn đề hậu quả của bạo hành trẻ em của bạn dưới góc độ pháp luật. LuatsuX chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Bao nhiêu tuổi thì được xác định là trẻ em
Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016:
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Các quyền của trẻ em
Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.
Quyền được khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Quyền được chăm sóc sức khỏe: Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng: Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu:
- Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
- Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
Quyền vui chơi, giải trí: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí;được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
- Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
- Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Quyền về tài sản: Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
Quyền bí mật đời sống riêng tư
- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Quyền được sống chung với cha, mẹ: Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ: Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.
Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
- Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy: Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính: Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.
Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang: Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
Quyền được bảo đảm an sinh xã hội: Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế – xã hội nơi trẻ em sinh sống và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
Quyền của trẻ em khuyết tật: Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn: Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bạo hành trẻ em là gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016:
Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Như vậy, bạo hành trẻ em được hiểu là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất; lẫn tinh thần đối với trẻ em, trong đó:
– Bạo lực thể chất: Là hành vi dùng vũ lực với mục đích gây thương vong; tổn hại đến sức khỏe của người khác như: đánh đập, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể.
– Bạo lực tinh thần: Còn được gọi là bạo lực tình cảm; bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần có thể bao gồm: chửi mắn; hạ nhục với những lời lẽ thô thiển; nặng nề; gây áp lực thường xuyên về tâm lý hoặc hành động khác gây tổn thương tinh thần. Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến thể chất; nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần; và sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Hậu quả của bạo hành trẻ em
Hậu quả của bạo hành trẻ em không chỉ về mặt thể xác mà còn về tinh thân; hậu quả của bạo hành trẻ em sẽ gắn liền; theo sao mỗi cá nhân đến suốt cuộc đời.
Bạo hành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của trẻ
Bạo hành làm trẻ không thể phát triển về thể chất một cách bình thường; như trẻ còi cọc; chậm lớn; đau bụng; rối loạn tiêu hóa; nước da tái; môi nhợt nhạt; ánh mắt đờ đẫn bạc nhược hoặc hung dữ.
Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Việc bạo hành trẻ em không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất; mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ kéo theo nhiều hệ lụy tâm lý. Tất cả những hành động như đánh đập; vùi dập; khủng bố; làm nhục; … đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè; luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị bạo hành thường xuyên sẽ khiến trẻ có những rối loạn hành vi; và ứng xử. Nhiều trường hợp vì bị bạo hành quá nhiều nên kéo theo sự thay đổi về tâm tính; khả năng nhìn nhận những mặt tốt – xấu trong xã hội bị ảnh hưởng; thậm chí trở nên vô cảm, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh.
Rối loạn hành vi ứng xử
Khi bị bạo hành nhiều; trẻ rất có thể thay đổi hành vi ứng xử. Có trẻ đang hiền lành, hòa nhã; lễ phép bỗng trở nên thô lỗ; nóng nảy, cục cằn; và hung bạo; thậm chí sẽ học theo hành vi bạo hành đối với người khác, nhìn ai cũng thấy đáng ghét; và ra tay đánh đập; ngay cả với các loài động vật.
Ngược lại, có nhiều trẻ khi bị bạo hành sẽ thu mình lại; sống khép kín, cô lập; hay buồn phiền suy nghĩ, luôn thấy tự ti; ngại giao tiếp, không dám đưa ra suy nghĩ của bản thân; và rất dễ lâm vào tình trạng trầm cảm. Nặng hơn, trẻ có thể bị hoang tưởng, ảo giác; tâm trí bất ổn; và xa lánh mọi người; phó mặc cuộc sống, không có ước mơ; hoài bão và mục đích, lý tưởng sống.
Trẻ bị bạo hành có thể thành người dễ bạo lực
Điều đặc biệt lưu ý là việc bạo hành sẽ gây hậu quả trầm trọng đến việc hình thành; và phát triển nhân cách của trẻ. Bị bạo hành; trẻ dần dần hình thành một nhân cách nhút nhát; tự ti, thiếu sự khẳng định mình.
Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi chấp nhận; và vượt qua các thử thách biến cố hay thất bại trong cuộc sống sau này. Vì thế, trẻ dễ mắc phải các rối loạn stress; lo âu và trầm cảm kéo dài. Có những trẻ biểu hiện lúc nhỏ có thể đơn giản là hung bạo; hay cáu gắt, khó tính; nhưng khi lớn lên, trẻ có thể trở thành một con người cục cằn; lỗ mãng và độc ác. Sống trong môi trường không lành mạnh; bị bạo hành; hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc; không biết tôn trọng người khác; và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình. Thậm chí trẻ trở nên vô cảm; không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác.
Bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?
Trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt; được quy định cụ thể trong Luật trẻ em; cho nên nếu ai đó có hành vi bạo hành trẻ em; thì sẽ bị xử lý một cách nghiêm minh. Theo quy định của pháp luật; người có hành vi bạo hành trẻ em; có thể bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.
Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi bạo hành trẻ em
Theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
- Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
- Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất; tinh thần của trẻ em;
- Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên;
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh; âm thanh; con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần
Xử lý hình sự về bạo hành trẻ em
Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự như: Tội hành hạ người khác; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác; Tội vô ý làm chết người; thậm chí là Tội giết người. Cụ thể:
Đối với tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự:
– Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai; người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
- Đối với 02 người trở lên.
Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự:
Người nào cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đối với tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự:
– Người nào vô ý làm chết người; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Đối với tội giết người được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự:
Người nào giết người dười 16 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Trong các tội danh nêu trên, khi có tình tiết phạm tội đối với người dười 16 tuổi thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình.
Mời bạn xem thêm
- Lừa đảo vay tiền đóng phí bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Điều trị nội trú có được thông tuyến bảo hiểm ?
- Có giấy chuyển viện được hưởng bao nhiêu bảo hiểm?
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hậu quả của bạo hành trẻ em″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ Trẻ em 111 chính thức ra đời vào ngày 19/5/2004 với tên gọi là Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em
– Phím số diệu kỳ 18001567.
Sau 17 năm hoạt động, Tổng đài đã phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp có ý nghĩa vào công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống mua bán người.
– Tổng đài 111 được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em Việt Nam cùng đại biểu quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và đại diện trẻ em khai trương từ ngày 6/12/2017.
– Hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động. Tức gọi giờ nào cũng được.
– Các bạn chỉ cần nhắc máy điện thoại lên và bấm số 111 và gọi là có thể kết nối đến Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em rồi,
Nếu trong trường hợp các bạn gọi mà máy bận, đổ chuông liên tục, chưa có người bất máy thì các bạn có thể chờ và gọi lại. Hoặc gọi đến đầu số bảo vệ trẻ em khác 1800 1567.
– Khi phát hiện (hoặc nghi ngờ) trẻ bị bạo hành; nên gọi cho đường dây nóng 111 để báo án, đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra, cách ly trẻ với đối tượng gây bạo hành càng sớm càng tốt.
Trẻ nên được ở trong môi trường an toàn để phục hồi hoàn toàn. Càng trì hoãn và phớt lờ vấn đề, hậu quả càng tồi tệ, có khi các bậc phụ huynh phải trả giá bằng chính mạng sống của đứa trẻ.
– Bên cạnh đó hãy cáo sự việc trên cho Công an, Hội phụ nữ, Uỷ ban nhân dân các cấp để có thể bảo vệ trẻ em tránh bị bạo hành nữa.