Trước những diễn biến khó lường; và những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong xã hội của Việt Nam; đòi hỏi nhà nước phải có những sự can thiệp nhất định. Ngày 21 tháng 8 năm 2017; thay mặt Thủ tướng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã ký ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử. Vậy Quyết định số 1255/QĐ-TTg quy định về nội dung gì? Để làm rõ vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LuatsuX.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 1255/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định | |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Vương Đình Huệ | |
Ngày ban hành: | 21/08/2017 | Ngày hiệu lực: | 21/08/2017 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản Quyết định số 1255/QĐ-TTg
Quyết định số 1255/QĐ-TTg hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 08 năm 2017.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan, trong đó, khảo sát, tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế tại một số nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…) về pháp luật và thực tiễn liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Đồng thời, chủ trì nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng luật (các luật) sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng 8/2018 hoàn thành rà soát, nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính được giao chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo. Nhiệm vụ này phải hoàn thành vào tháng 6/2019.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo vào tháng 9/2019.
Nội dung cơ bản của Quyết định số 1255/QĐ-TTg
Quyết định số 1255/QĐ-TTg quy định về nội dung gì? Quyết định số 1255/QĐ-TTg quy định về nội dung về việc hoàn thiện khung pháp lý này phải dựa trên ba cơ sở:
- Thể chế hóa đường lối; chính sách của Đảng; Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu; quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại; và sẽ diễn ra;
- Góp phần bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế; ngăn chặn; và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro; lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo; tiền điện tử; tiền ảo;
- Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo; tiền điện tử; tiền ảo để nhận diện; xây dựng; hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ; thống nhất, minh bạch, ổn định; và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế.
Đồng thời, việc hoàn thiện khung pháp lý này hướng tới ba mục tiêu:
- Nghiên cứu; nhận diện đầy đủ; chính xác bản chất của tài sản ảo; tiền điện tử; tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật;
- Rà soát; đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo; tiền điện tử; tiền ảo của Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam; nhằm nhận diện; và xác định thái độ của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng; hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử; tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên quan để kiểm soát; giảm thiểu các rủi ro này; nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo; và khởi nghiệp sáng tạo; đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin; thương mại điện tử;
- Phân công trách nhiệm; lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề đặt ra.
Như vậy, Quyết định này chính là cơ sở pháp lý quan trọng; đặt nền móng cho việc nghiên cứu; và ban hành các quy định pháp luật liên quan đến tiền ảo trong tương lai tại Việt Nam. Ở tầm chính sách, điều đó thể hiện sự cần thiết; cấp bách của việc xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam.
Tải xuống Quyết định số 1255/QĐ-TTg
Bạn đọc có thể xem trước Quyết định số 1255/QĐ-TTg và tải xuống ở đây.
Mời bạn xem thêm
- Pháp luật hiện nay có công nhận giao dịch cho vay tiền ảo không?
- Theo quan điểm luật sư có nên hợp pháp hóa tiền ảo để thu thuế không?
- Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không?
- Những rủi ro khi đầu tư tiền ảo. Đầu tư tiền ảo mất có đòi lại được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyết định số 1255/QĐ-TTg quy định về nội dung gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Rà soát toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm:
(i) Bộ luật dân sự năm 2015;
(ii) Luật đầu tư năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2016);
(iii) Luật công nghệ thông tin năm 2006, Luật giao dịch điện tử năm 2005;
(iv) Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2013);
(v) Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2016); Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014); Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014); Luật quản lý thuế năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014, 2016);
(vi) Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, Pháp lệnh này về các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
– Khảo sát, tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
– Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế tại một số nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…) về pháp luật và thực tiễn liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
– Tổ chức các hội thảo, tọa đàm với các chuyên gia trong nước, quốc tế về tài sản ảo, tiền ảo để nhận diện, làm rõ vai trò của tài sản ảo, tiền ảo và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực này.
– Hoạt động: nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo.
– Kết quả đầu ra: Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
– Thời gian hoàn thành: tháng 12 năm 2018.
– Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
– Cơ quan phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các bộ, ngành khác có liên quan.
– Hoạt động: Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo.
– Kết quả đầu ra: Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
– Thời gian hoàn thành: tháng 6 năm 2019.
– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
– Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các bộ, ngành khác có liên quan.